Doanh nghiệp vận tải biển - "Đại bàng gãy cánh"

Diendandoanhnghiep.vn Từng "làm mưa làm gió" trên thị trường khi dịch Covid-19 lan rộng, nhưng đến thời điểm này doanh nghiệp nhóm vận tải biển như "đại bàng gãy cánh" khi báo lỗ liên tục trong 06 tháng đầu năm.

Do kinh doanh thua lỗ cổ phiếu NOS-Công ty Vận tải biển Phương Đông chỉ còn 1.000 đồng/cp

Do kinh doanh thua lỗ, cổ phiếu NOS-Công ty Vận tải biển và Thương mại Phương Đông chỉ còn 1.000 đồng/cp

Báo cáo quý 2/2023 từng bước được công bố ghi nhận kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành vận tải biển đua nhau báo lỗ. Đây là nhóm doanh nghiệp có cổ phiếu từng đạt đỉnh khi dịch bệnh xảy ra. 

Điển hình là Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco, HoSE: VOS) báo lãi giảm mạnh. Theo kết quả kinh doanh Vosco quý 2/2023, doanh thu đạt 1.042 tỷ đồng, tăng 51% so với thực hiện năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh hơn với mức 153% lên 1.012 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm gần 90% còn hơn 30 tỷ đồng.

Mặc dù doanh thu tài chính tăng và các chi phí đều giảm nhưng Vosco vẫn báo lãi trước thuế giảm 98% còn 6,4 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là hơn 1 tỷ đồng, giảm 99%. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất của Vosco kể từ quý 4/2021. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/7, cổ phiếu VOS chỉ còn 12.800 đồng/cp, giảm tới 90% so với đỉnh dịch COVID-19.

Trong quý 2/2023, Công ty Cổ phần Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (Nosco, UpCOM: NOS) cũng không có kết quả khả quan. Lũy kế 6 tháng, Nosco ghi nhận doanh thu 72,6 tỷ đồng, giảm 64% so với thực hiện năm trước. Khấu trừ chi phí, doanh nghiệp lỗ ròng 127,5 tỷ đồng, tăng hơn 1 tỷ đồng so với khoản lỗ cùng kỳ năm 2022.

Trong năm 2023, Nosco lên kế hoạch tổng doanh thu 152 tỷ đồng và lỗ với 293 tỷ đồng. Như vậy sau 6 tháng đầu năm, Nosco đã thực hiện được 43% kế hoạch thua lỗ cả năm.

Tính đến cuối tháng 6/2023, tổng tài sản của Nosco giảm 10% về mức 583,3 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả gần 5.222 tỷ đồng; vay nợ tài chính ngắn hạn 769,2 tỷ đồng và dài hạn 2.187,6 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu ở mức âm gần 4.638,7 tỷ đồng.

Cổ phiếu NOS bị đưa vào diện hạn chế giao dịch do vốn chủ sở hữu không dương tại 31/12/2015 chỉ còn 1.000 đồng/cp và giao dịch không có thanh khoản…

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam -VIMC (UpCOM:MVN) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với doanh thu đạt 3.363 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn giảm chậm hơn khiến biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp đáng kể từ 31,3% cùng kỳ xuống còn 21,3%. Lợi nhuận gộp tương ứng đạt 717 tỷ đồng, giảm 42% so với quý 2/2022. 

 

Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng 5% lên mức 197 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lại giảm 19% so với cùng kỳ xuống còn 96 tỷ đồng. Lãi từ liên doanh, liên kết tăng 34% lên 53 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều được tiết giảm, lần lượt 12% và 25% so với cùng kỳ. 

Kết quả, VIMC ghi nhận lợi nhuận trước thuế 635 tỷ đồng trong quý 2, giảm 46% so với cùng kỳ. Lãi ròng cũng giảm 48% xuống mức 511 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 367 tỷ đồng.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, VIMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.213 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.120 tỷ đồng, lần lượt giảm 14% và 46% so với nửa đầu năm ngoái. Lãi ròng thu về 907 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 626 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, Tổng công ty Hàng hải đã thực hiện được một nửa kế hoạch cả năm đề ra. Hiện, cổ phiếu MVN hiện chỉ còn 17.300 đồng/cp.

Tiếp đó, Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship (VNA) lãi chưa đầy 500 triệu đồng trong quý 2, trong khi cùng kỳ lãi kỷ lục 115 tỷ đồng. Cổ phiếu VNA đóng cửa ngày 28/7 còn 24.300 đồng/cp...

Có thể nói, từ cuối năm 2020 sang năm 2021 được coi là năm hoàng kim của doanh nghiệp vận tải biển khi những khó khăn trong vận chuyển hàng hoá trong đại dịch đã khiến cho giá cước vận tải biển tăng phi mã, đem lại kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến cho những doanh nghiệp này. Đơn cử VOS báo lãi 490 tỷ đồng trong năm 2021 trong khi các năm trước đó đều lỗ hoặc lãi nhẹ. Do vậy, nhóm cổ phiếu vận tải biển chứng kiến sóng tăng mạnh. Từ mức giá 2.000 đồng, VOS từng lên đến giá 25.000 đồng, tăng 11 lần.

Qua thời hoàng kim, các doanh nghiệp vận tải biển đã trở về với quỹ đạo bình thường khi giá cước vận tải biển đang liên tục lao dốc. Theo số liệu từ Drewry, chỉ số giá cước vận chuyển container thế giới (WCI) hiện đã giảm tới 77% so với cùng thời điểm của năm 2022.

Hiện nay, chỉ số WCI mới nhất là 1.536,86 USD/container 40 feet, thấp hơn 85% so với mức đỉnh 10.377 USD đạt được vào tháng 9/2021 và thấp hơn 43% so với mức trung bình 10 năm là 2.685 USD. Tuy nhiên, vẫn cao hơn 8% so với mức trung bình năm 2019 (trước đại dịch) là 1.420 USD. Các chuyên gia dự báo, khi thời điểm dịch bệnh cân bằng, các hình thức vận tải khác được thông thương, khả năng ngành vận tải biển sẽ gặp những thách thức trong thời gian tới, đặc biệt khi các nền kinh tế vẫn đang đối mặt với lạm phát và suy giảm nhu cầu hàng hóa trên toàn cầu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp vận tải biển - "Đại bàng gãy cánh" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714327213 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714327213 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10