Cố vấn cấp cao của UNDP cho rằng cần tạo ra cơ chế và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm đến cơ chế tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
>>>Giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tốt gói hỗ trợ
Theo TS. Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cấp cao của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho rằng, để thu hẹp được khoảng cách giữa Việt Nam với các quốc gia phát triển, bên cạnh việc duy trì tỷ lệ xuất khẩu so với GDP cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác, Việt Nam cần giải quyết vấn đề nhập khẩu nhiều sản phẩm đầu vào chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu.
"Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đều rất nhỏ, trong khi nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn lại không phải là doanh nghiệp chế biến chế tạo mà chủ yếu là doanh nghiệp bất động sản thông qua đầu cơ đất đai", Cố vấn kinh tế cấp cao UNDP nhấn mạnh.
Do đó, Cố vấn cấp cao của UNDP cho rằng, Việt Nam cần tạo ra cơ chế và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và FDI. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến cơ chế tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt doanh nghiệp siêu nhỏ.
Ngoài ra, Việt Nam cần chuyển hóa tốt hơn từ khâu lập chiến lược, kế hoạch đến khâu triển khai chiến lược, kế hoạch thông qua việc giảm phân mảnh quyền lực trong quá trình thực thi.
>>>Phục hồi và phát triển kinh tế: Gỡ "nút thắt" tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
>>>Một số quy định về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu rõ ràng
Trong khi đó, PGS.TS. Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh tới những thay đổi cơ bản, nền tảng của nền kinh tế như: phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt quan tâm phát triển các thị trường nguồn lực đầu vào, nhất là thị trường đất đai.
Đồng thời, xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển theo tinh thần phục vụ thị trường, phục vụ doanh nghiệp, thể chế quản trị phát triển hiện đại, phù hợp các cam kết hội nhập.
Đồng thời tận dụng tối đa lợi thế đi sau, nỗ lực xây dựng thể chế tốt, khuyến khích đổi mới sáng tạo, coi khoa học công nghệ và trí tuệ con người là động lực phát triển quan trọng nhất của giai đoạn tới.
Cho rằng kinh tế số là động lực tăng trưởng mới trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, GS.TS. Trần Thọ Đạt, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số: Cần có bản chiến lược khung cho việc chuyển đổi số; Tạo các điều kiện căn bản để thu hút được nguồn vốn dành cho đầu tư số hóa nền kinh tế, cụ thể là hạ tầng và dịch vụ số; Đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo gắn chặt với số hóa; Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất...
Có thể bạn quan tâm
05:30, 20/04/2022
03:51, 08/04/2022
16:03, 24/03/2022
20:20, 22/03/2022