Còn cơ chế “xin – cho” là còn tham nhũng

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian gần đây, công tác xử lý tội phạm chức vụ, tham nhũng ngày càng quyết liệt, việc đấu tranh với nhóm tội phạm này đã và đang trở thành một xu thế tất yếu để làm trong sạch bộ máy Nhà nước…

Theo Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023, cho thấy, từ ngày 1/10/2022 đến ngày 30/9/2023, đã phát hiện 793 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ (nhiều hơn 51,63% so với cùng kỳ năm trước).

Đặc biệt, số vụ nhận hối lộ tăng từ 32 vụ năm 2022 lên 143 vụ trong năm 2023, tăng tới 446,88%. Số đối tượng nhận hối lộ còn tăng ở mức cao hơn với 623 đối tượng, tăng tới 692,22% so với năm 2022 (90 đối tượng). Điều này cho thấy, thời gian gần đây việc cơ quan chức năng xử lý tội phạm chức vụ, tham nhũng, đặc biệt là tội phạm “đưa - nhận hối lộ” ngày càng quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tuy nhiên, ở một mặt khác lại khiến nhiều nhiều người cảm thấy quan ngại bởi nhóm tội phạm này đang ngày càng gia tăng.

>>Giữ lửa "lò chống tham nhũng" - Bài 1: Lộ diện những “liên minh ma quỷ”

hihihi

Trong vụ án chuyến bay giải cứu đã có rất nhiều cán bộ, lãnh đạo ở các bộ ngành bị khởi tố

Cơ chế “xin – cho” tạo ra “nhũng nhiễu”

Giải thích vì sao những vụ việc tham nhũng, đưa nhận hối lộ đã tăng cao trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia đã cho rằng, nguyên nhân là do nhiều quy định về quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế.

Nhìn từ vụ “chuyến bay giải cứu” đã cho thấy tình trạng chồng chéo, xung đột, không rõ trách nhiệm, quyền hạn trong thực thi công vụ, vẫn tồn tại cơ chế xin - cho trong các quy định. Từ đó, một số cá nhân có chức vụ ở các bộ, ngành đã gây khó khăn, nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp trong tổ chức các chuyến bay giải cứu.

Khai trước toà, có bị cáo là từng là lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, trong quá trình xin cấp phép các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát thường bị các cán bộ liên quan gây khó dễ, “cứ ngày mai bay thì hôm nay mới được cấp phép" và " không cấp phép nếu chưa đưa tiền”.

Rõ ràng, cơ chế xin - cho, nhũng nhiễu, không minh bạch đã buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay và các chi phí phát sinh khác để “bôi trơn”, đưa hối lộ...Thông qua đó hình thành "liên minh lợi ích" tại một số bộ ngành, khi mà cán bộ từ chuyên viên lên đến lãnh đạo cấp cục, vụ, thậm chí cả thứ trưởng cũng nhận hối lộ.

Hay như trong các vụ Việt Á, AIC, các vụ kinh tế, tham nhũng liên quan đến đất đai, mua sắm tài sản công… trước đây có điều tra và xử lý được hành vi đưa nhận hối lộ cũng đều cho thấy không ít những lỗ hổng pháp luật trong nhiều lĩnh vực, nhất là tổ chức cán bộ; quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đấu giá; đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tín dụng, ngân hàng; thuế, hải quan và các lĩnh vực thực thi pháp luật liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

Điển hình như trong các vụ án vi phạm đấu thầu liên quan đến công ty AIC, cho thấy rằng, nhiều quy định liên quan đến hoạt động đấu thầu, mua sắm công cần sửa đổi, bổ sung như các quy định cụ thể về năng lực tài chính (buộc sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế), năng lực kinh nghiệm (nhân sự gắn với các điều kiện cụ thể, hợp đồng tương tự phải đầy đủ hồ sơ, chứng từ kèm theo, các thông tin về năng lực được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, báo đấu thầu...) để đảm bảo các đơn vị tham dự thầu là những đơn vị có đủ điều kiện tham gia gói thầu, hạn chế việc sắp đặt “quân xanh” dự thầu.

Hay các quy định pháp luật trong lĩnh vực thẩm định giá cũng cần sửa đổi, bổ sung để nâng cao vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các công ty hành nghề thẩm định giá, gắn với quy định quản lý chặt kiểm tra, giám sát hồ sơ, kết quả định giá… mà chúng ta thấy rõ qua vụ án Việt Á…

>>Giữ lửa "lò chống tham nhũng" - Bài 2: “Đạn bọc đường” bắn trúng tham quan

hihihii

Các bị cáo liên quan tới Công ty Việt Á trong một phiên tòa mới đây

Lỗ hổng ở cơ chế kiểm soát quyền lực

Đáng chú ý, sai phạm trong các vụ án hầu hết đều liên quan đến người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý nhà nước đã lợi dụng triệt để những lỗ hổng của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm, trục lợi.

Mới đây nhất, tại kết luận điều tra vụ Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm, cơ quan điều tra đã phân tích một số nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của loạt cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao và đưa ra 7 kiến nghị, trong đó có kiến nghị nâng cao năng lực kiểm soát quyền lực người đứng đầu

Cơ quan điều tra xác định để Việt Á có thể được tham gia nghiên cứu đề tài sản xuất kit xét nghiệm và chiếm đoạt, có sự thông đồng, giúp đỡ, tạo điều kiện của một số quan chức của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Cơ quan điều tra cho rằng Bộ Khoa học và Công nghệ đã buông lỏng, thiếu kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về kit xét nghiệm. Đặc biệt đây là đề tài nghiên cứu cấp quốc gia nhưng Việt Á lại có thể dễ dàng tham gia và chiếm đoạt.

Về phía Bộ Y tế, theo cơ quan điều tra, bộ này cũng thiếu kiểm tra, giám sát đối với công tác quản lý nhà nước về sinh phẩm y tế, hiệp thương giá, kiểm tra giá hiệp thương; không quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cá nhân trong hiệp thương giá, thời hạn ban hành kết luận kiểm tra giá.

"Do việc buông lỏng, thiếu kiểm tra, giám sát tại Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế dẫn đến Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Công ty Việt Á) lợi dụng, móc ngoặc với lãnh đạo, cán bộ hai bộ", kết luận nêu.

>>Giữ lửa "lò chống tham nhũng" - Bài cuối: “Cắt cành sâu mọt để cứu cây”

Sự móc ngoặc trên đã giúp Công ty Việt Á được tham gia nghiên cứu đề tài, sử dụng kết quả nghiên cứu lập hồ sở gửi Bộ Y tế và được cấp số đăng ký lưu hành. Việt Á đã biến kit xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu thuộc sở hữu của Nhà nước thành tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp rồi nâng khống giá bán thu lời bất chính.

Tại các địa phương, để xảy ra sai phạm trong quá trình Việt Á tiêu thụ kit xét nghiệm, theo cơ quan điều tra là do chưa kịp thời phân bố dự toán ngân sách thực hiện, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về đấu thầu, mua sắm thiết bị còn hạn chế, nhất là trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh.

Từ những nguyên nhân phân tích trên, cơ quan điều tra đưa ra 7 kiến nghị về rà soát, sửa đổi bịt kín các kẽ hở chính sách pháp luật liên quan lĩnh vực quản lý y tế, khoa học công nghệ, kiến nghị chặn các kẽ hở trong chỉ định thầu, mua sắm công, trong đó lưu ý cần nâng cao năng lực kiểm soát quyền lực của người đứng đầu, kiểm soát hoạt động của các cơ quan chuyên môn về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ, quản lý sinh phẩm y tế đảm bảo khách quan, minh bạch và đúng pháp luật.

Nhiều vụ án khác cũng đặt ra tính cấp bách về công tác cán bộ, kiểm soát quyền lực cán bộ như: vụ án “chuyến bay giải cứu”; các vụ án liên quan đến vi phạm quy định trong hoạt động đấu thầu, mua sắm công xảy ra tại AIC và một số tỉnh thành như Đồng Nai, Quảng Ninh…

Qua các vụ án cho thấy thực trạng quản lý cán bộ, công chức thời gian qua còn lỏng lẻo, cơ chế kiểm soát quyền lực có nhiều bất cập và là lỗ hổng lớn để các công chức thoái hóa biến chất có không gian vi phạm pháp luật. Do đó, vấn đề đặt ra là cần nâng cao hơn nữa việc kiểm soát quyền lực của người đứng đầu, người có thẩm quyền, kiểm soát hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo khách quan, minh bạch và đúng pháp luật.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Còn cơ chế “xin – cho” là còn tham nhũng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714225335 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714225335 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10