Còn dư địa hỗ trợ tiền tệ

Diendandoanhnghiep.vn Theo các chuyên gia, dù chính sách tiền tệ có dư địa ngày càng hạn hẹp, nhưng vẫn có thể tiếp tục hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế trong năm 2022.

Linh hoạt nới lỏng tiền tệ

Lạm phát và nợ xấu là hai thách thức lớn nhất đối với ngành ngân hàng trong việc tiếp tục hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh.

 Kết quả giảm lãi suất cho vay của 16 ngân hàng thương mại từ ngày 15/7-30/9/2021. (Đơn vị: Tỷ đồng)

Kết quả giảm lãi suất cho vay của 16 ngân hàng thương mại từ ngày 15/7-30/9/2021. (Đơn vị: Tỷ đồng)

Dư địa thu hẹp

Còn nhớ tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết rủi ro lạm phát trong năm 2022 là rất lớn nhìn từ cả trong và ngoài nước. Trong khi nợ xấu ngân hàng đang gia tăng. Khi nợ xấu tăng, các TCTD phải dùng nguồn lực của mình để xử lý nợ xấu. Do đó, nếu để tình hình tài chính của các TCTD bị suy giảm, sẽ ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng.

Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2021 là 1,9%, cao hơn so với mức 1,69% tính đến cuối năm 2020. Tuy nhiên, nợ xấu tiềm ẩn còn cao hơn nhiều so với con số trên, nhất là khi chính sách cơ cấu nợ theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN sẽ hết hiệu lực.
Trong khi hiện mặt bằng lãi suất hiện đã ở mức thấp trong 20 năm qua, nên cũng cũng không còn nhiều dư địa để giảm thêm.

Hỗ trợ thế nào?

Mặc dù hạn hẹp, song theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, chính sách tiền tệ vẫn còn dư địa hỗ trợ nền kinh tế. Theo đó, NHNN nên tiếp tục thực hiện Thông tư 14/2021/TT-NHNN; sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở (cả tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp); giữ nguyên tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn; phấn đấu giảm thêm 0,5-1%/năm lãi suất cho vay bình quân. Đặc biệt cần sớm luật hóa xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, NHNN cần linh hoạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 13-14% trong năm 2022-2023 (bao gồm cả phần tín dụng có hỗ trợ lãi suất thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế).

Fed thu hẹp chính sách tiền tệ, Việt Nam thận trọng trước nguy cơ lỡ nhịp

Bên cạnh đó, các TCTD cần tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận để giảm thêm lãi vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, cho rằng gói cấp bù lãi suất cần sớm được triển khai, song phải nằm trong tính toán hạn mức tín dụng hàng năm của NHNN và phải luôn song hành với mục tiêu ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát và nợ xấu, bởi nếu bơm tiền quá lớn, sẽ tiềm ẩn nguy cơ khiến lạm phát, tỷ giá và nợ xấu tăng.

Một vấn đề nữa cũng được các chuyên gia chỉ ra, đó là cần phải tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia ngân hàng, các nhà băng cũng cần thay đổi “tư duy” cho vay dựa trên tài sản đảm bảo hiện nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Còn dư địa hỗ trợ tiền tệ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713602343 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713602343 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10