Mẫu lãnh đạo sáng tạo được coi trọng, được ủng hộ cao gấp 6 lần mẫu lãnh đạo phản ứng.
Khai giảng chương trình đào tạo "Giám đốc điều hành thời 4.0"
“Năm 1961, Tổng thống Mỹ, Kennedy giao nhiệm vụ cho Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA): ‘Trong vòng 10 năm phải đưa được người lên Mặt trăng và quay trở về Trái đất an toàn’.
Hai năm sau, có dịp quay lại NASA, ông gặp một người lao công ở đây và hỏi, nhiệm vụ của NASA là gì. Người lao công trả lời: ‘Đưa người lên Mặt trăng và quay trở về Trái đất an toàn’. Chính xác không sai một chữ”.
Tiến sĩ Mai Hữu Tín kể câu chuyện này trong buổi nói chuyện chủ đề “Con đường trở thành một nhà lãnh đạo sáng tạo” trong khuôn khổ chương trình đào tạo “Giám đốc đào tạo thời 4.0” ngày 31/7/2023.
Ông nói tiếp: “Với tôi, đây là một giai thoại rất truyền cảm hứng về chuyện lãnh đạo đã đặt ra được một ‘tầm nhìn có mục đích’ rất rõ ràng và truyền cái tầm nhìn đó tới được tận người lao động cấp thấp nhất”.
Theo ông, đó làm một năng lực cơ bản và rất quan trọng của một lãnh đạo.
Các nhà nghiên cứu hiện đại đưa ra 2 khái niệm, lãnh đạo phản ứng và lãnh đạo sáng tạo. Có một sự thực là hầu hết các lãnh đạo đều là mẫu lãnh đạo phản ứng, phản ứng với các sự việc hằng ngày, đề ra các giải pháp để giải quyết các công việc phát sinh.
Những lãnh đạo phản ứng thường mạnh nhất ở nghị lực đam mê, kiến thức chuyên môn/kỹ thuật và tập trung vào kết quả.
Còn Lãnh đạo sáng tạo là tạo ra các lãnh đạo toàn diện. Lãnh đạo sáng tạo lại đề cao kỹ năng con người mạnh, có tinh thần đồng đội, khả năng phát triển con người phía dưới, biết trao quyền cho nhân viên.
Tuy cả 2 mẫu lãnh đạo đều có nhiều kỹ năng chung nhưng thứ tự ưu tiên của các kỹ năng năng này lại khác nhau.
Trong một nghiên cứu, khảo sát 5.000 tổng giám đốc các công ty lớn nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu định lượng các kỹ năng lãnh đạo thành điểm. Kết quả, mẫu lãnh đạo sáng tạo có thể đạt mức tối đa 734 điểm, trong khi đó mẫu lãnh đạo phản ứng chỉ đạt tối đa 122 điểm. Điều đó tức là mẫu lãnh đạo sáng tạo được coi trọng, được ủng hộ cao gấp 6 lần mẫu lãnh đạo phản ứng.
Nếu một tổ chức muốn phát triển thì phải có một bộ máy lãnh đạo xứng tầm bởi vì tổ chức sẽ không bao giờ vận hành ở mức cao hơn mức nhận thức của những lãnh đạo cao nhất.
Cậu bé làm Giám đốc điều hành từ năm 13 tuổi, kiếm 3.000 tỷ: Vẫn đến trường học mỗi ngày
Ông Tín chia sẻ, mô hình lãnh đạo hoàn vũ phân biệt 3 tính cách lãnh đạo chính.
Thứ nhất là Tâm, mạnh về con người;
Thứ hai là Trí, mạnh về tri thức;
Và thứ ba là Ý chí, mạnh kết quả.
Mỗi người đều là một sự kết hợp độc đáo của 3 tính cách đó, tuy nhiên có một trong các tính cách này sẽ thường chi phối và mỗi người sẽ có khuynh hướng phát triển cái thế mạnh này và biến thành nhân dạng. Lúc đó tính cánh này sẽ phát triển lên mức cao, rõ rệt và không tập trung phát triển được các mặt còn lại.
Theo ông Tín, mọi người thường không biết rằng chính việc đó đang biến thế mạnh của mình thành trở ngại, vướng vào bẫy hiệu ứng xóa bỏ, khiến thế mạnh bị xóa bỏ trong quá trình làm việc.
Trước sự việc, trước áp lực, con người thường phản ứng bằng cách vận dụng tính cách thế mạnh của mình, do vậy dẫn tới có 3 loại phản ứng lãnh đạo tương ứng: Tuân thủ (tương ứng với Tâm), Bảo vệ (Trí), Kiểm soát (Ý chí).
Đến một mức độ phát triển rộng tầm vượt cá nhân, một trong 3 khuynh hướng ứng xử này thường trở thành nhân dạng của một lãnh đạo. Hầu hết mọi người mắc bẫy này và trở thành một lãnh đạo phản ứng.
Chuyển đổi để nâng tầm
Vậy làm thế nào để chuyển từ Lãnh đạo phản ứng sang Lãnh đạo sáng tạo, ông Tín đề xuất lộ trình 3 bước.
Bước 1: Bắt đầu từ chính mình, hiểu các điểm mạnh, yếu của chính mình trong vai trò của một nhà lãnh đạo, xem xét danh sách các điểm mạnh yếu, xem đang nằm ở đâu giữa mẫu hình lãnh đạo sáng tạo và lãnh đạo phản ứng để thay đổi. Phải đưa thành quy trình để tạo lập và khai thác môi trường giàu phản hồi xung quanh mình.
Bước 2: Phát triển các nhóm lãnh đạo, chuyển sự tập trung đến các lãnh đạo dưới. Những việc này cũng phải cụ thể thành quy trình. Đây cũng là khởi đầu quá trình nâng tầm lãnh đạo vượt khỏi chính mình.
Bước 3: Xây dựng các hệ thống lãnh đạo. Tạo ra các thay đổi về mặt tổ chức có thể tồn tại lâu dài và xây dựng các hệ thống phát triển khả năng lãnh đạo. Tạo ra một tổ chức luôn phát triển, tập trung và đo lường được các kết quả, thể chế hóa chương trình phát triển.
Ông Tín quan niệm nếu công ty không tăng trưởng mức gấp 2 lần mức tăng trưởng của nền kinh tế mà công ty đang hoạt động thì chưa được coi là thành công. Ông cũng tin rằng lớp “Giám đốc điều hành 4.0” này cũng sẽ là một dịp để các giám đốc điều hành gặp gỡ, chia sẻ, động viên nhau vượt qua những khó khăn trên con đường kinh doanh để một ngày nào đó, người Việt sẽ tự hào về thành quả kinh doanh của chính mình.
Có thể bạn quan tâm