Con đường Việt Nam với COVID-19 (Bài 1)

Diendandoanhnghiep.vn Bản chất bên trong nền kinh tế vẫn ẩn dấu nhiều bất ổn, dễ tổn thương. Để tồn tại với VUCA, cần có sự thay đổi cấu trúc.

Samsung đóng góp 20% GDP Việt Nam năm 2021

Samsung đóng góp 20% GDP Việt Nam năm 2021

>> Cơ hội tái cấu trúc lao động hậu COVID-19

Hậu COVID” là thuật ngữ mới, hay nói cách khác đó là ước vọng của thế giới - khả năng loài người có thể đẩy lùi mối họa này. Nhưng, cũng có thể chẳng có “hậu COVID” nào cả khi loại dịch này sẽ vĩnh viễn không thể tiêu diệt.

Trong môi trường dịch bệnh không thể đẩy lùi - để tồn tại và phát triển - mọi thứ không thể vận hành theo phương thức cũ, bởi hầu hết đã bất lực, bị tàn phá không thương tiếc. Thay đổi là điều tất yếu!

Với kịch bản đẹp nhất là đạt được trạng thái “zero COVID” trong năm 2022 hoặc vài năm tới thì cũng không ai chắc chắn trong tương lai gần sẽ không còn xuất hiện bệnh dịch nào nữa. Vậy nên, cần phải chuẩn bị nhiều phương án ứng phó.

Tóm lại, chúng ta đang sống trong thời đại “VUCA”  Biến động (Volatility), Không chắc chắn (Uncertainty), Phức tạp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity). Thế nên, tư duy “với COVID” xem ra an toàn hơn cả.

Trong thế giới VUCA, việc dự đoán tình hình để có hành động đúng đắn sẽ quyết định mọi thành bại. VUCA từng nhiều lần xuất hiện, gần đây nhất là khoảng thời gian trước và sau thế chiến thứ II, khi hàng loạt quốc gia trỗi dậy giành độc lập, đế quốc Đức mới nổi hung hăng đòi chia lại thị trường và thuộc địa.

Người Mỹ lúc ấy không chọn cách đối đầu với trục phát xít hay đứng về phía đồng minh Anh, Pháp, Nga. Họ chọn cách “án binh bất động” âm thầm phát triển bom nguyên tử và bán vũ khí, khi cuộc chiến gần tàn, Mỹ dội bom nguyên tử xuống Nhật để lấy công. Trong 6 năm thế chiến, Mỹ không tốn viên đạn nào nhưng lại là “người phán xử” khi hạ màn. Kể từ đó, Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới cho đến nay.

Nhật Bản sau thế chiến là bên thua cuộc, kiệt quệ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh. Tokyo không xem Mỹ là kẻ thù, ngược lại nhanh chóng bắt tay với phương Tây để tiếp thu khoa học kỹ thuật. Nước Nhật trở thành cường quốc số 2 sau đó vài thập kỷ.

Hai ví dụ trên cho thấy, thay đổi tư duy chiến lược khi VUCA xuất hiện là điểm mấu chốt quyết định hình hài quốc gia sau đó vài thập kỷ. Về lý thuyết, Việt Nam và tất cả các nước đang có cơ hội chuyển mình. Và như đã phân tích, cần có thay đổi từ thượng tầng kiến trúc.

Từ khi đại dịch xuất hiện, Việt Nam đã 2 lần thay đổi tư duy chống dịch: Ban đầu phong tỏa, cách ly triệt để, truy vết nghiêm ngặt, đóng băng mọi hoạt động; hiện nay là thích ứng an toàn, linh hoạt, nới lỏng hoạt động kinh tế, xã hội.

Việt Nam đã 2 lần thay đổi tư duy chống dịch

Việt Nam đã 2 lần thay đổi tư duy chống dịch

Nhưng như thế là chưa đủ, nói cách khác đó mới là giải pháp “nóng tay bắt lỗ tai” chỉ giải quyết bề nổi, hiện tượng của vấn đề. Bên trong bản chất nền kinh tế vẫn ẩn dấu nhiều bất ổn, dễ tổn thương.

Ví dụ, nhìn vào con số xuất nhập khẩu năm 2021 rất khả quan, với 665 tỷ USD, nhưng xét kỹ hơn cơ cấu ngành hàng, mặt hàng, mổ xẻ thành phần cấu thành sản phẩm và giá trị thặng dư thực sự mới thấy tính bất cân xứng.

Khoảng 2/3 giá trị xuất nhập khẩu thuộc về doanh nghiệp FDI, Samsung Việt Nam đóng góp chừng 20% GDP; “ngôi sao” hàng may mặc phụ thuộc 70 - 80% nguyên liệu từ Trung Quốc, hoạt động dựa trên chuỗi giá trị đường dài.

Kinh tế nông nghiệp Việt Nam đồ sộ về quy mô nhưng yếu về kết cấu và thiếu vắng tư duy sản xuất hàng hóa. Dẫn đến thực trạng giá trị thấp, phụ thuộc nặng vào thị trường dễ tính nhưng thiếu khung khổ pháp lý.

Cơ cấu và tính chất lao động chưa được định hướng, phân luồng rõ ràng. Nhiều địa phương bây giờ xem xuất khẩu lao động là chỉ số thành tích; lao động nông nghiệp dịch chuyển rất nhanh sang công nghiệp, nhưng tốc độ điện khí hóa nông thôn chưa theo kịp để bù lại khoảng trống.

Chiến lược nào cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn?

Chiến lược nào cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn?

Kinh tế nông thôn, nông nghiệp và kinh tế công nghiệp, đô thị chưa ăn khớp như một hệ thống hữu cơ có thể bổ trợ cho nhau. Thậm chí xung khắc nhau dữ dội, rất nhiều dự án công nghiệp mâu thuẫn với đời sống nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Về quy hoạch phát triển tổng thể, một số đô thị ở hai đầu đất nước phát triển giãn nở rất nhanh, hình thành chuỗi đô thị vệ tinh; còn lại phần lớn đô thị nhỏ, hầu như không có chức năng cấu thành chuỗi cung ứng nội bộ.

Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam khá chậm, đánh mất nhiều cơ hội, nếu lấy mốc từ đại hội VI (1986) đến nay gần 40 năm, chưa xuất hiện ngành công nghiệp nào “made in VietNam”. Nếu so sánh với Hàn Quốc, Malaysia, Singapore - các nước này mới thực sự phát triển mạnh từ thập niên 90!

Để tồn tại với VUCA, cần có sự thay đổi cấu trúc bên trong các ngành kinh tế, lao động. Giải quyết một vài câu hỏi lớn: Công nghiệp hóa như thế nào sau khi lỡ hẹn mục tiêu 2020? Đâu là ngành mũi nhọn? Nên hay không xuất khẩu lao động? Chiến lược nào cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn?,…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Con đường Việt Nam với COVID-19 (Bài 1) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714039722 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714039722 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10