Công tác xúc tiến du lịch Việt Nam đã thực sự hiệu quả?

Diendandoanhnghiep.vn Công tác xúc tiến du lịch triển khai còn chậm và rất ít hiệu quả. Việc triển khai xúc tiến ở nước ngoài để thu hút khách quốc tế quá ít, nhiều hội chợ quốc tế quan trọng hàng đầu thế giới bị bỏ qua.

>>Phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững

Đây là nhận định của ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam tại Hội nghị "Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững".

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam đặt câu hỏi: "Tại sao chúng ta không thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế?".

"Ở đây công tác xúc tiến du lịch triển khai còn chậm và rất ít hiệu quả. Việc triển khai xúc tiến ở nước ngoài để thu hút khách quốc tế vào Việt Nam triển khai quá ít, nhiều hội chợ quốc tế quan trọng hàng đầu thế giới bị bỏ qua (WTM London, JATA Tokyo Nhật Bản) hoặc tham gia cầm chừng (chỉ địa phương tham gia) khiến hình ảnh du lịch Việt Nam mờ nhạt so với doanh nghiệp quốc tế." - Ông Bình nhận định.

Theo ông Bình, các tỉnh, thành phố tập trung quá nhiều cho việc tổ chức các hoạt động bề nổi ở trong nước như lễ hội, các sự kiện chính trị, văn hóa, kinh tế gắn với du lịch. Gắn với du lịch nhưng không đạt được mục tiêu bởi lễ hội vốn sinh ra từ phong tục tập quán dân tộc, từ đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư. Khách du lịch rất ít quan tâm đến các lễ khai mạc hoành tráng, các cuộc biểu diễn văn nghệ của hàng nghìn diễn viên không chuyên, những người phải bỏ hàng tháng để tập luyện. Khách du lịch chỉ quan tâm bản sắc văn hóa truyền thống. Nếu như những kinh phí đó chuyển sang cho hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế sẽ phát huy nhiều hơn.

 ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

>>"Vẽ" thêm cho bản đồ du lịch Việt không gian du lịch mới

Cùng với đó, ông Bình cho rằng, nhân lực của thị trường thì thiếu trầm trọng, hiện nay ngành du lịch mới chỉ thu hút được khoản 60% lao động. Nhiều lao động có nghiệp vụ cao đã chuyển sang ngành khác. Nhiều doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú phải sử dụng cả lao động chưa qua đào tạo để phục vụ khách.

Việc đầu tư nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch mới còn quá ít. Hiện nay phải đầu tư cho du lịch văn hóa, du lịch thể thao, du lịch ẩm thực, du lịch MICE, du lịch nông thôn. Cái này chưa phát triển thành chính sách cụ thể thành ra những sản phẩm này chưa được đầu tư.

Nhiều giải pháp được đề xuất

Đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn trong thời gian tới, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam nói, thứ nhất, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành tập trung thực hiện một số chính sách đã ban hành như Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, đặc biệt là điều chỉnh giá điện của các cơ sở lưu trú du lịch.

Ông Bình đề nghị điều chỉnh thời hạn triển khai một số chính sách trong thời gian COVID-19 như Nghị định số 94/2021 của Chính phủ về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành, vấn đề phí thẩm định giấy phép lữ hành, vấn đề giấy phép… những gì chúng ta đã quy định, chúng tôi đề nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời hạn thực hiện sang hết năm 2023.

"Về huy động các nguồn lực để triển khai nhanh các công việc. Mấu chốt là vấn đề nguồn lực. Các doanh nghiệp của chúng ta chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực quá yếu. Tôi đề nghị cho phép các doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi từ phía Nhà nước." - ông Bình cho ý kiến.

Cơ cấu lại thị trường quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến du lịch. Đề nghị đổi mới hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để đẩy mạnh những hoạt động mà Hiệp hội Du lịch Việt Nam vừa đề xuất.

Đẩy mạnh các sản phẩm du lịch mới, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch là một trong nhiều giải pháp được đưa ra.

Đẩy mạnh các sản phẩm du lịch mới, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch là một trong nhiều giải pháp được Hiệp hội Du lịch Việt Nam đề xuất.

Chuyển hướng du lịch sang du lịch xanh để phát triển bền vững, trong đó cốt lõi là bảo vệ môi trường và chuyển các dịch vụ du lịch sang dịch vụ du lịch xanh, lưu ý vấn đề rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.

Đẩy mạnh các sản phẩm du lịch mới, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Chính phủ đã đưa ra các chính sách đào tạo nhưng thực ra rất khó đến với doanh nghiệp.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam tiếp tục đề nghị để hỗ trợ cho du lịch, tốt nhất là ban hành chính sách cụ thể như có thể cho mỗi doanh nghiệp 10-15 người, trong thời gian ngắn có thể tạo nguồn lực để triển khai.

"Với sự chỉ đạo, kiểm tra, hỗ trợ mạnh mẽ, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của Bộ VHTT&DL, đặc biệt là sự triển khai tích cực, nghiêm túc của các tỉnh, thành phố trên cả nước, sự cố gắng của các doanh nghiệp du lịch, du lịch Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt đẹp hơn trong năm 2024, để du lịch thực sự là nền kinh tế mũi nhọn." - Ông Bình kết luận.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Công tác xúc tiến du lịch Việt Nam đã thực sự hiệu quả? tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714406145 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714406145 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10