Công Thương “vượt sóng”

NGUYỄN VIỆT thực hiện 13/02/2024 05:00

Vượt qua những “cơn sóng”, ngành Công Thương đã góp phần đưa “con tàu” kinh tế Việt Nam vượt qua “hải trình” gian nan để “cập bến”.

>>Đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua hội chợ công thương vùng đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Năm 2023, những khó khăn tác động trực tiếp tới nền kinh tế phải kể đến việc xuất khẩu và sản xuất công nghiệp bị suy giảm mạnh những tháng đầu năm. Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2023, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6,9%, điều chưa từng xảy ra trong nhiều năm qua.

- Bộ Công Thương đã ứng phó như thế nào trước những thách thức trên, thưa Bộ trưởng?

Thực tế cho thấy, mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành và liên ngành còn hạn chế, tăng trưởng thương mại nội địa tuy đạt cao nhưng chưa bằng mức tăng trưởng các năm trước khi xảy ra dịch Covid -19. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, găm hàng chờ tăng giá trên thị trường nội địa, vi phạm cạnh tranh… còn diễn biến phức tạp.

Công tác theo dõi, đánh giá và triển khai thực thi các cam kết hội nhập đã có sự chủ động, đổi mới phương thức thực hiện song vẫn còn những hạn chế, năng lực tham gia hội nhập của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa cao.

Ngành Công Thương đã sớm nhận diện những khó khăn, thách thức, chủ động, sáng tạo, tập trung xây dựng, triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ được giao và đạt những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

- Năm 2023, thương mại nội địa được ghi nhận là một trong những động lực, trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế, góp phần đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng vĩ mô, Bộ Công Thương đã có những giải pháp gì để thúc đẩy và duy trì đà tăng trưởng của trụ đỡ này?

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã định hướng 3 trụ cột tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Thương mại là một trong những trụ cột quan trọng đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng vĩ mô, trong đó thị trường trong nước và tiêu dùng nội địa đóng một vai trò rất quan trọng.

Điều đáng mừng là những năm gần đây, nhận thức về thị trường trong nước của các doanh nghiệp và các nhà quản lý đã thay đổi cơ bản. Thị trường nội địa không còn như một giải pháp thay thế khi xuất khẩu gặp khó khăn.

Đặc biệt, hệ thống phân phối trong nước đã tập trung rất lớn cho tiêu thụ hàng Việt, nhất là các mặt hàng nông sản. Qua đó, không chỉ góp phần kích thích sản xuất mà còn giúp mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. Trên các kệ hàng siêu thị, cửa hàng tiện lợi, ở thành thị, nông thôn, vùng xa… hàng Việt luôn chiếm tỷ trọng 85-90%.

 Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương.

Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương.

>>Bộ trưởng Bộ Công Thương: Xuất khẩu gạo phải "đánh chắc thắng chắc"

- Năm 2024 được đánh giá tiềm ẩn những kịch bản khó lường, xin ông cho biết các giải pháp được Bộ Công Thương xây dựng để ứng phó?

Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan về phát triển công nghiệp, thương mại.

Hai là, khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Ba là, đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện cơ cấu lại ngành Công Thương gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động tham mưu khai thác các cơ hội từ quan hệ đối ngoại với các nước lớn để đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư các ngành trọng điểm sang nước thứ 3 của các tập đoàn đa quốc gia, nhất là trong lĩnh vực mà nước ta đang có nhu cầu và lợi thế, như công nghiệp điện tử, hạ tầng số, hạ tầng logistics, năng lượng sạch, công nghiệp vật liệu mới, khai thác chế biến khoáng sản quý, chíp và chất bán dẫn…

Năm là, tập trung sắp xếp lại bộ máy, nhân sự bảo đảm tinh gọn, hiệu quả; chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Có thể bạn quan tâm

  • Vụ nhà máy luyện kim gần 8 năm “phủ bụi”: Chờ chỉ đạo từ Bộ Công Thương

    14:57, 12/12/2023

  • Ngành Công Thương Hà Nam: Đồng hành cùng doanh nghiệp

    07:07, 19/10/2023

  • Ngành Công thương (Thái Nguyên): Nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp

    10:37, 15/10/2023

  • Vì sao Bộ Công Thương điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần?

    21:23, 05/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Công Thương “vượt sóng”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO