Công ty TNHH Hoàng Nam Bắc Kạn: Định hình thương hiệu Ắc quy Bắc Kạn

Diendandoanhnghiep.vn Huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) là địa phương có trữ lượng khoáng sản chì, kẽm lớn nhất cả nước.

Sau hơn 2 năm đầu tư xây dựng tại địa bàn, Công ty Hoàng Nam Bắc Kạn đã đưa Nhà máy đi vào sản xuất ra sản phẩm chì đạt chất lượng xuất khẩu. 

 Với những nỗ lực không ngừng và có đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương, Công ty Hoàng Nam Bắc Kạn được VCCI tặng bằng khen tại Diễn đàn Đầu tư phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Với những nỗ lực không ngừng và có đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương, Công ty Hoàng Nam Bắc Kạn được VCCI tặng bằng khen tại Diễn đàn Đầu tư phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Với bề dày kinh nghiệm gần 15 năm hoạt động trong ngành khai thác và chế biến Chì-Kẽm, Công ty TNHH Hoàng Nam Bắc Kạn xác định rõ, để hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài, có hiệu quả thì phải tập trung cho việc chế biến sâu khoáng sản. Theo đó, ngay từ những ngày mới thành lập, công ty đã xây dựng xưởng tuyển nổi chì kẽm song song với việc xin thăm dò, khai thác khoáng sản và tiếp đến là xây dựng nhà máy luyện chì sản xuất ra chì thô.

Vượt khó để xuất khẩu sản phẩm chì kim loại đầu tiên

Ông Công Minh Tiến, Giám đốc dự án cho biết, do tác động của dịch bệnh COVID -19, dự án phải hoãn tiến độ 07 tháng, đến ngày 18/7/2020 mới tiếp tục được hoàn thiện để vận hành chạy thử đơn động có tải và căn chỉnh bổ sung. Sau thời gian căn chỉnh máy móc thiết bị, vận hành thử nghiệm dây chuyền Nhà máy luyện chì, quá trình vận hành thử nghiệm đã cho ra sản phẩm chì kim loại hàm lượng chì đạt trên 91%. Đến nay, Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy luyện chì công suất 5.000 tấn/năm được đầu tư hoàn chỉnh, sẵn sàng đi vào hoạt động sản xuất.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh ông Đinh Quang Tuyên, Nhà máy luyện chì 5000 tấn/năm của Công ty Hoàng Nam Bắc Kạn đi vào hoạt động ổn định đã tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, đóng góp cho ngân sách hàng năm khoảng 30 tỷ đồng, góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương đặc biệt là nâng cao giá trị khoáng sản chì, kẽm của tỉnh.

Đến nay, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các Sở, ngành và địa phương, Công ty bước đầu vượt qua khó khăn. Sau hơn 2 năm đầu tư xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị đã đưa Nhà máy đi vào sản xuất ra sản phẩm chì kim loại đạt chất lượng xuất khẩu. Hiện, công ty đang xuất khẩu chì, kim loại với khối lượng đạt hơn 2.000 tấn, nộp ngân sách hơn 10 tỷ đồng.

...Hướng đến sản phẩm có giá trị cao

Được biết, tỉnh Bắc Kạn đang tập trung kêu gọi đầu tư các dự án công nghiệp sản xuất các sản phẩm tinh từ các sản phẩm kim loại chì, kẽm để gia tăng hàm lượng công nghệ, sản xuất các sản phẩm có giá trị cao. Qua đó, góp phần đảm bảo về môi trường, hạ tầng cũng như tăng thu ngân sách địa phương.

Theo lãnh đạo Công ty Hoàng Nam Bắc Kạn, trong giai đoạn tới, công ty đang tiến hành các bước hoàn thiện hồ sơ xin chủ trương đầu tư Dự án nhà máy điện phân chì để cung cấp ra thị trường sản phẩm chì kim loại 99,9%. Đồng thời, thu hồi kim loại quý đi kèm như vàng, bạc, đồng… mà quá trình sản xuất chì thô chưa thu hồi được. và tương lai phục vụ cho dự án nhà máy sản xuất Ắc quy tại Bắc Kạn.

“Trong giai đoạn III, Hoàng Nam mong muốn sẽ định hình được thương hiệu Ắc quy tại Bắc Kạn. Đây là khâu cuối trong chuỗi khai thác đến sản xuất để hoàn thiện sản phẩm cuối cùng; Là đích đến với cả niềm tin của tập thể cán bộ, công nhân viên Hoàng Nam”, ông Tiến chia sẻ.

Thực tế, Dự án đang đối mặt với khó khăn thiếu nguyên liệu trầm trọng. Với trữ lượng khoáng sản đã được cấp giấy phép khai thác (cấp 122) và giấy phép thăm do (cấp 333+334) thì trữ lượng các điểm mỏ chì kẽm trên, mục tiêu đảm bảo cho nhà máy luyện chì hoạt động ổn định dự kiến là 10 năm đồng nghĩa với việc dự án còn thiếu nguyên liệu cho 20 năm.

Trước khó khăn về nguyên liệu, Công ty đã tìm hướng tháo gỡ và chủ động bỏ chi phí tìm kiếm, đánh giá, khảo sát dự án Keo Tây-Bó Pia và Kéo Nàng đảm bảo dự án nhà máy luyện chì hoạt động ổn định trong 30 năm và có cơ hội đóng góp vào nguồn thu ngân sách địa phương.

Theo đó, Hoàng Nam kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn xem xét, chấp thuận, báo cáo Bộ Tài nguyên & Môi trường giao 02 điểm mỏ quặng chì kẽm này cho Công ty thực hiện thăm dò phục vụ nguyên liệu cho dự án nhà máy luyện chì công suất 5.000 tấn/năm mà Công ty đã đầu tư.

Doanh nghiệp đã nỗ lực rồi, phần còn lại là cần chính sách và sự đồng hành của chính quyền tỉnh để cùng phát triển, tạo dựng thương hiệu riêng từ chì Bắc Kạn. Chúng tôi cam kết nghiêm túc thực hiện dự án thăm dò 02 khu vực chì kẽm bằng vốn tự có và cam kết tự chịu rủi ro trong đầu tư thăm dò; Cam kết đầu tư nhà máy điện phân chì 99,99% thu hồi kim loại đi kèm và định hướng xây dựng thương hiệu Ắc quy chì Bắc Kạn; bảo vệ môi trường theo quy định. Đồng thời, cam kết đóng góp ngân sách và đồng hành cùng địa phương đối với các chính sách an sinh xã hội.

“Để chạm đến mục tiêu cũng như thực hiện đúng định hướng phát triển của tỉnh, doanh nghiệp mong muốn các cấp, chính quyền, địa phương tiếp tục tạo điều kiện, giúp đỡ, đặc biệt là về quy hoạch vùng nguyên liệu”, ông Tiến nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Công ty TNHH Hoàng Nam Bắc Kạn: Định hình thương hiệu Ắc quy Bắc Kạn tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711665153 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711665153 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10