Trong lúc học sinh nghỉ học vì COVID-19, nhiều ý tưởng dạy học trực tuyến được đề xuất và thực hiện. Việc thu phí hay không thu loại hình này đang là vấn đề băn khoăn, gây tranh cãi trong dư luận.
Dịch COVID 19 đang đặt các nhà trường trước một lựa chọn vô cùng khó khăn: Muốn kịp kết thúc chương trình năm học, tiến hành các kỳ thi cử thì phải sớm mở cửa trường bởi nghỉ một tháng sau tết và có thể dài hơn nữa đã là quá nhiều rồi.
Việc cho học sinh nghỉ do dịch COVID 19 là một quyết định rất đúng và kịp thời. Phụ huynh an tâm với sức khoẻ con cháu mình mặc dù mỗi nhà mỗi hoàn cảnh có thuận lợi và khó khăn khác nhau, nhưng tất cả đều yên tâm vì sự an toàn của trẻ.
Cũng trong bối cảnh đó, nhiều trường, nhiều địa phương đã có ý tưởng dạy học trực tuyến, qua truyền hình.
Chúng ta có thể hình dung hoạt động này như sau: Sở Giáo dục – Đào tạo mời các giáo viên giỏi nhất theo từng bộ môn ở từng cấp lớp giảng bài trên truyền hình theo đúng phân phối chương trình năm học, bài giảng được ghi hình một cách chuyên nghiệp và được phát đi phát lại theo khung giờ cố định được thỏa thuận cùng đài truyền hình hoặc trên trang web giáo dục nào đó.
Giáo viên ở từng trường có trách nhiệm lập các nhóm trên mạng xã hội để giải đáp thắc mắc, phụ đạo qua mạng cho học sinh lớp mình vẫn dạy.
Có thể bạn quan tâm
03:07, 09/03/2020
11:00, 28/02/2020
05:00, 26/02/2020
11:00, 24/02/2020
06:43, 18/03/2020
06:00, 18/03/2020
04:04, 18/03/2020
03:00, 18/03/2020
02:35, 18/03/2020
01:04, 18/03/2020
Việc dạy học online dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia giáo dục thì: Đối với các đô thị như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… hay các tỉnh thành khác thì việc áp dụng các chương trình giáo dục từ xa, thông qua các phần mềm, ứng dụng có thể tải về trên điện thoại, máy tính bảng hay máy tính, thậm chí cả trên tivi là điều hoàn toàn có thể làm được.
Tuy nhiên, nó cũng có những khó khăn nhất định, khi trong các trường học, ngay cả khu trung tâm các đô thị lớn thì vẫn còn đó rất nhiều người có hoàn cảnh còn khó khăn. Điều này chúng ta cũng phải chấp nhận và chia sẻ nhưng nếu thí điểm, ai có thể cho con em mình được học các chương trình này thì có thể đăng ký, còn những em chưa đáp ứng được thì có thể bố trí từng nhóm học tập ngay tại trường.
Giải pháp mang tính “phát sinh” này gợi ý một giải pháp căn cơ hơn: Tổ chức học online cho học sinh thành phố. Kiểu học online thì đã có từ chục năm nay ở nhiều nước, hầu hết các gia đình đều đã có tivi màu, trẻ trong độ tuổi đi học từ THCS trở lên đều khá thành thạo điện thoại thông minh.
Dẫu vậy, các chương trình, nội dung học phải được thiết kế như thế nào và thời gian ra làm sao để phù hợp được và cần sự hỗ trợ của người lớn, phụ huynh chứ không nên để các em tự học.
Có thể nói, từ ý tưởng học online cho thấy, kiến thức có thể bù đắp nhưng sức khoẻ, sinh mệnh con người là quan trọng. Chính quyền có quyết định đúng, phụ huynh thì an tâm. Tuy nhiên, việc một số trường tổ chức dạy học trực tuyến và thông báo thu tiền của phụ huynh - việc thu phí để dạy và học online gần như chưa có tiền lệ.
Liên quan đến việc này, ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Giáo dục – Đào tạo, lý giải việc thu học phí thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Ông Khánh khẳng định: “Bộ Giáo dục – Đào tạo không thể hướng dẫn việc này, vì đây là các hoạt động ngoài kế hoạch và chương trình. Các nhà trường phải căn cứ nội dung, khối lượng công việc để xây dựng tính toán mức thu hợp lý thu đủ bù chi cho các dịch vụ chứ không thể thu theo học phí, đồng thời phải thông báo công khai và thỏa thuận với phụ huynh học sinh trước khi triển khai”.
Nhiều vấn đề đặt ra ở đây là: Các trường/tổ chức giáo dục tiến hành dạy học qua truyền hình, mạng xã hội tiến hành thu học phí các em thì có thỏa đáng? Học online có đảm bảo chất lượng tiếp thu đồng đều cho tất cả học sinh không? Việc này có nên không khi nghỉ học để tránh dịch là lý do khách quan, bất khả kháng?
Thậm chí có nhiều ý kiến còn hoài nghi rằng, liệu có hiện tượng trục lợi, “ăn theo” mùa dịch của các cơ sở giáo dục khi muốn thu phí người học? Và có đi ngược chủ trương toàn dân đồng lòng phòng chống “giặc dịch” của Chính phủ?
Đây thật sự là thử thách của các nhà quản lý giáo dục và cũng là cơ hội rất lớn để thay đổi tư duy giáo dục truyền thống trong thời đại công nghiệp 4.0. Khi mà ngày nay, xu hướng giáo dục không còn coi nhà trường là nơi duy nhất có thầy cô truyền đạt kiến thức.