COVID-19: FO, F1 khai báo quanh co sẽ bị xử lý ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Sau khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Bộ trưởng Y tế đã triệu tập khẩn cấp Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng, chống Covid-19 để đẩy nhanh tốc độ truy vết các F1, F2.

Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn tình trạng nhiều bệnh nhân khai báo không trung thực, khai báo quanh co khiến quá trình phòng chống dịch trở nên khó khăn.

Ví dụ điển hình cho tình trạng này có thể kể đến bệnh nhân 2009 ở Hà Nội suốt 12 ngày không khai báo. Hay như trường hợp của hai bệnh nhân COVID-19 ở Nam Từ Liêm khai báo quanh co.

Hà Nội giao công an điều tra hai bệnh nhân COVID-19 ở Nam Từ Liêm khai báo quanh co

Hà Nội giao công an điều tra hai bệnh nhân COVID-19 ở Nam Từ Liêm khai báo quanh co

Ngoài ra, cách đó ít ngày, đại diện tổ truy vết của Bộ Y tế cho biết khoảng 20% bệnh nhân (F0) không hợp tác, chưa kể các trường hợp F1 và F2. Có người khi bị truy vết còn tắt máy, chặn số của Bộ Y tế và đội ngũ chuyên môn.

Vậy, vấn đề đặt ra là các đối tượng này sẽ bị xử lý ra sao? Trả lời câu hỏi này, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội, cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trở lại, trách nhiệm của người dân là phải khai báo y tế trung thực và tự giác. Hành vi chậm, trốn tránh khai báo y tế, tùy vào tính chất mức độ và hậu quả xảy ra có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư Cương nhấn mạnh, theo Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, luật sư phân tích SARS-CoV-2 đã được bổ sung vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A (gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao) từ ngày 29/1/2020.

Luật sư Cường nhấn mạnh kể từ khi COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam, cơ quan chức năng đã tuyên truyền các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Do đó, mọi người phải biết và có nghĩa vụ, trách nhiệm đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

“Điều 11 Nghị định số 117/2020 của Chính phủ quy định người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan chức năng thì bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.

Còn hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị phạt hành chính 15-20 triệu”, ông Cường nói.

Bên cạnh đó, công văn số 45 ngày 30/3/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn xét xử một số tội phạm về phòng chống Covid-19, quy định bệnh nhân hoặc người nghi mắc bệnh đã được thông báo cách ly nhưng không thực hiện, gây lây truyền dịch bệnh cho người khác thì bị xử lý về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.

Do đó, Luật sư Cường cho rằng người không khai báo y tế, khai báo y tế không đầy đủ hoặc khai báo gian dối làm dịch bệnh lây lan ra cộng đồng sẽ bị phạt tiền với các mức như trên hoặc bị xử lý hình sự theo Điều 240 Bộ luật hình sự, khung hình phạt có thể đến 12 năm tù.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết COVID-19: FO, F1 khai báo quanh co sẽ bị xử lý ra sao? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713527776 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713527776 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10