Cuộc chiến giá bán lẻ: Ai hưởng lợi?

Diendandoanhnghiep.vn Các nhà bán lẻ đua nhau giảm giá để giành giật thị phần. Vậy ai là người được hưởng lợi trong cuộc chiến này?

>> Giai đoạn "lột xác" của mặt bằng bán lẻ

Những cuộc cạnh tranh về giá bán sản phẩm vốn đã âm thầm diễn ra giữa các nhà bán lẻ hàng điện tử (ICT) và điện máy (CE) từ lâu, nhưng phải đến gần đây khi thị trường bán lẻ gặp khó do ảnh hưởng kinh tế, người tiêu dùng siết chặt chi tiêu khiến sức mua của các mặt hàng công nghệ sụt giảm. Các đại lý bán lẻ buộc phải có những chính sách điều chỉnh phù hợp để thu hút khách hàng.

Và khi các “ông lớn” bán lẻ phải hạ giá bán về ngang các chuỗi nhỏ hơn thì “cuộc chiến” giá rẻ mới thực sự bước vào hồi gay cấn. Nó được khởi đầu bởi “ông lớn” Thế giới Di động với “Giá rẻ quá”. Sau đó cuốn theo một loạt nhà bán lẻ khác như FPT Shop nhanh chóng phản công với “Rẻ hơn các loại rẻ quá”. Gia nhập “cuộc chiến” về giá, Di động Việt cũng khiêu chiến với chiến dịch “Rẻ hơn các loại rẻ”.

Khách hàng trải nghiệm sản phẩm tại thegioididong

Khách hàng mua sắm, trải nghiệm sản phẩm tại Thế giới Di động.

Rất nhanh chóng, các mặt hàng công nghệ như điện thoại (Samsung, Xiaomi, Oppo…), phụ kiện công nghệ tại các hệ thống này được hạ giá, thậm chí, có những hệ thống hiếm khi bán rẻ cũng đã mạnh tay đưa sản phẩm về mức ngang hàng nhiều đối thủ.

Đáng chú ý, hãng Apple ra mắt cửa hàng trực tuyến Apple Store đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 18/5 vừa qua giữa lúc các nhà bán lẻ trong nước cạnh tranh rất quyết liệt dòng sản phẩm nhà “Táo” đã thổi lửa vào “cuộc chiến” về giá của các nhà bán lẻ Việt Nam ngày một nóng hơn.

Ghi nhận tại website của một vài đại lý bán lẻ vào đầu tháng 6 này, tại Thế giới Di động, giá iPhone 14 Pro Max 128GB hiện là 26,54 triệu đồng (mua online), ở CellphoneS là 26,59 triệu đồng. Trong khi đó, giá bán của model này tại FPT Shop là 26,43 triệu đồng, còn ở Di Động Việt, iPhone 14 Pro Max 128GB chỉ còn 26,19 triệu đồng... giảm đáng kể so với thời gian trước…

Xưa nay người đời thường nói “thương trường là chiến trường” và cuộc đua hạ giá sản phẩm của các nhà bán lẻ chưa rõ sẽ mang lại kết quả ra sao cho chính các đơn vị này nhưng trước mắt đang giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn khi phải thắt chặt hơn chi tiêu trong bối cảnh lạm phát tăng.

>> Doanh nghiệp bán lẻ kiến nghị sớm sửa đổi nghị định xăng dầu

>> Parkson và cái kết buồn của các nhà bán lẻ ngoại

>> Doanh nghiệp bán lẻ khôi phục đà tăng trưởng

Vì thế, trước mắt, người dùng sẽ được hưởng lợi giữa “bão sales” chưa từng có trong lịch sử. Đại diện một thương hiệu điện tử lớn nêu quan điểm, quả thực khách hàng được lợi từ cuộc chiến giá này, nếu chỉ xét tới yếu tố về giá. Tuy nhiên, xét tổng quan về trải nghiệm khách hàng thì có thể là không.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng chung nhận định, cuộc chiến giảm giá để kích cầu không hẳn đã mang lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp, có chăng đây chỉ là “chiêu” để các “ông lớn” có tiềm lực giành giật thị phần với các doanh nghiệp bé hơn.

Theo đó, mặc dù có thể tạo ra điều kiện tốt về giá nhưng người tiêu dùng không khỏi quan tâm, liệu các chính sách hậu mãi hay quyền lợi của họ trong các chương trình này có bị ảnh hưởng?

Những băn khoăn, quan tâm của người tiêu dùng không phải không có lý. Bởi vì để thực hiện “cuộc chiến” về giá này, các nhà bán lẻ phải cắt giảm chi phí vận hành, trong đó rõ ràng nhất là tiến hành cắt giảm nhân sự, cắt giảm giờ công của nhân viên. Điều này dẫn tới chất lượng phục vụ khách hàng giảm không thể duy trì như trước đây nữa. Thêm nữa, các lương thưởng phục vụ cũng bị cắt bỏ để tập trung cho “cuộc chiến” giá.

Về quy mô lớn hơn, “cuộc chiến” giá dẫn tới lợi nhuận ngành bị mất đi, người lao động trong toàn ngành bị sụt giảm thu nhập góp phần vào việc tiếp tục làm giảm sức mua. Đôi khi, người bán giảm giá để cạnh tranh và cắt bớt chất lượng sản phẩm hay các dịch vụ khác, nhất là dịch vụ hậu mãi để bù vào, làm cho giá trị dành cho khách hàng thấp xuống, dẫn đến mất sức cạnh tranh và mất khách.

Hóa ra, mục đích của giảm giá là để cạnh tranh, nhưng tác dụng lại ngược lại là làm giảm sức cạnh tranh, do giá trị nhận được của khách hàng giảm xuống. Tức là,  cuộc cạnh tranh bằng giảm giá là con dao hai lưỡi và không bao giờ bền vững. Nó có thể làm hại chính doanh nghiệp nếu bị lạm dụng và làm giảm giá trị dành cho khách hàng.

Thành thủ, cạnh tranh về giá là một “cuộc chiến” mà không ai có lợi cả!

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc chiến giá bán lẻ: Ai hưởng lợi? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714343680 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714343680 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10