Vì sao các lệnh cấm vận, trừng phạt, cả biện pháp cực đoan như áp trần giá dầu mỏ của Mỹ - EU vẫn chưa làm tan rã nền kinh tế, xóa bỏ đồng Rúp của Nga?
>>Cuộc chiến Nga - Ukraine: Châu Âu thức tỉnh
Vì sao Mỹ - EU vẫn không viện trợ vũ khí tấn công hạng nặng cho Ukraine sử dụng trong các chiến dịch phản công dù hiện tại đang có nhiều diễn biến có lợi?
Vì sao Nga không dùng các loại vũ khí uy lực mạnh mẽ đang sở hữu (ngoại trừ vũ khí hạt nhân) vào cuộc chiến?
Có một số điểm gây thắc mắc trong cuộc chiến, xin được suy luận theo quan điểm cá nhân.
Diễn biến trên chiến trường Nga - Ukraine cam go, quyết liệt như diễn biến giữa quan hệ các quốc gia trên thế giới hiện nay. Thế giới đơn cực đang phân rã, thế giới đa cực đang hình thành, trong tình trạng Mỹ cố túm cái lưới lớn giữ vị trí bá chủ, thế chủ động; các quốc gia muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ thì là đàn cá khổng lồ đang vùng vẫy phá lưới thoát ra. Đầu đàn mạnh mẽ to khỏe nhất chính là Nga.
Những ai quan tâm theo dõi cuộc chiến Nga - Ukraine có thể có thắc mắc với điều trái với quy luật của chiến tranh, trái với suy đoán logic của không ít người. Người ủng hộ Mỹ - EU và Ukraine thấy Ukraine luôn tuyên bố chiến thắng to lớn, phản công tiêu diệt sinh lực Nga. Vậy mà hiện tại Nga vẫn chưa bị thiệt hại đến mức phải rút quân khỏi Ukraine mà còn sáp nhập vùng Donbass. Truyền hình Nga chiếu thẳng trên bản đồ vùng mới sát nhập trong bản tin dự báo thời tiết như lời khẳng định chủ quyền.
Cuộc chiến Nga - Ukraine thực chất là cuộc chiến tổng lực giữa Nga với Mỹ - EU trên chiến trường Ukraine, bao gồm kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội, truyền thông... Mỹ - EU dùng tất cả biện pháp trừng phạt nhằm bóp nghẹt kinh tế Nga. Mục đích sâu xa gây nội loạn, đánh đổ chính quyền Putin, chia nhỏ nước Nga để dễ bề thao túng, khai thác tài nguyên giàu có. Lục địa già châu Âu phát triển đến điểm tới hạn, khan hiếm tài nguyên, năng lượng như ông giáo sư sống trong viện dưỡng lão, không mài tri thức để ăn được mà cần sữa, lò sưởi, bánh mỳ… Câu lạc bộ 44 nước tập trung liên minh chống Nga chỉ là liên minh của “hội tổ hưu” không quật nổi nước Nga tự chủ độc lập kinh tế, có sự kết hợp với các “quốc gia thân thiện” và cả các nước cơ hội.
Bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ… vẫn giao dịch thương mại với Nga, Triều Tiên công nhận tính hợp pháp của vùng Donbass mới sát nhập, thậm chí Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga hoạt động quân sự tại Ukraine. OPEC tuyên bố cắt giảm sản lượng khai thác dầu toàn cầu ở mức 2 triệu thùng/ngày. Hành động này làm nỗ lực giảm giá dầu “xé toang túi tiền của Nga”, giảm áp lực tăng giá năng lượng, lương thực ở châu Âu phá sản. OPEC không còn nghe lệnh Mỹ, biện pháp giảm sản lượng, tăng giá dầu vừa có lợi cho họ, lại gián tiếp giúp đỡ Nga.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Những viễn cảnh đáng sợ!
>>"Hết cửa" đàm phán Nga - Ukraine?
>>Chiến sự Nga - Ukraine có nguy cơ vượt tầm kiểm soát
Cuộc chiến về kinh tế sẽ tiếp tục diễn biến ác liệt như trên thực địa chiến trường.
Mỹ - EU tránh né sự đối đầu trực tiếp với Nga, tình báo của họ hiểu rõ sức mạnh Nga. Nếu Nga yếu, họ sẽ hạ gục Nga trong vài tuần như từng hủy diệt tại Irac, Lybia, Sirya, Nam Tư, Afghanistan…
Mỹ là siêu cường đúng nghĩa, giàu kinh tế, vững chính trị, mạnh quân sự. Mỹ - EU đủ tiềm lực cung cấp viện trợ cho Ukraine vũ khí tấn công tầm xa, máy bay chiến đấu, xe tăng… Nhưng không, Mỹ chỉ cung cấp vũ khí cho Ukraine cầm chừng để kéo dài cuộc chiến, tiêu hao sức mạnh của Nga. Mỹ lo ngại vũ khí tấn công của Mỹ có ngày “gậy ông đập lưng ông”, bởi khi số vũ khí lọt ra thị trường chợ đen, rơi vào tay thù địch, khủng bố thì biết đầu sẽ có ngày chính nước Mỹ bị tấn công bằng vũ khí “của nhà làm được”?
Quyền lợi của nước Mỹ phải được đặt ở vị trí cao nhất, do vậy có tin Nga thử nghiệm vũ khí laser Perestvet, tỉ phú Elon Musk lập tức “quay xe” đề xuất phương án hòa bình có cả điểm “chấp nhận Crimea là của Nga”. Phải chăng vị tỉ phú lo lắng hệ thống vệ tinh Starlink của mình bị bắn hạ, khi những “tia sáng không thể hiểu nổi” xuất hiện trên bầu trời Belgorod, Moscow, Omsk và ở Murmansk - trụ sở của Hạm đội Phương Bắc.
Mỹ không chấp nhận cho Ukraine gia nhập NATO, có nước đi khiến đồng minh khó hiểu đến choáng váng. Vì sự thật căn cứ quân sự Mỹ đóng tại EU - Nhật Bản - Hàn Quốc không chỉ để bảo vệ nước Mỹ từ xa mà còn là con bài để khống chế, ép buộc các nước này phải nghe lời Mỹ. Nếu đi ngược lại lợi ích của Mỹ thì hạm đội tàu sân bay cùng sức mạnh của các căn cứ quân sự này “trong đánh ra, ngoài đánh vào”, thì không quốc gia nào chịu đựng nổi, buộc phải quy phục.
Trên chiến trường Nga - Ukraine, Nga không đủ sức dàn quân bảo vệ, buộc phải rút bỏ không ít vị trí chiến lược. Nga giữ cốt lõi là hành lang dẫn ra biển Đen, nếu bị bít đường ra biển, khu vực này sẽ trở thành khối đá cẩm thạch quý giá mà không có điểm móc cho cần cẩu kéo lên.
Nga không sử dụng vũ khí hạt nhân khi các vũ khí thông thường có uy lực khủng khiếp chưa được sử dụng như máy bay ném bom chiến lược Tu -160 “Thiên Nga Trắng”, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Su -57… loại mang các loại bom nổ thể tích hủy diệt như ODAB- 500PM- ODAB – 500PMV... Nga ném bom san phẳng sẽ mất hết lòng dân, chưa kể sau này sát nhập lại phải tự tay tái thiết, xây dựng lại, tốn kém vô cùng. Khi kinh tế Nga có hạn và điều Nga cần là hàng lang ra biển Đen an toàn và một Ukraine trung lập.
Có thể bạn quan tâm
04:30, 07/10/2022
06:33, 06/10/2022
04:00, 06/10/2022
14:33, 05/10/2022
04:30, 05/10/2022
00:00, 05/10/2022
04:00, 04/10/2022
14:46, 03/10/2022
11:25, 03/10/2022
04:30, 03/10/2022