Cuộc chiến Nga - Ukraine: Thêm những thùng thuốc nổ đang bén lửa?

Diendandoanhnghiep.vn Trong khi hy vọng về đàm phán hòa bình hoàn toàn bế tắc, thì ngày 21/09/2022, Tổng thống Nga Putin phát biểu trước quốc dân.

>> Cuộc chiến Nga - Ukraine: Mục tiêu là thế giới đa cực?

Đây là bài phát biểu thứ hai rất đầy đủ chi tiết, sau bài phát biểu ngày 21/02/2022 (sau đó ba ngày là ngày 24/02/2022 thì chiến dịch quân sự bắt đầu).

Tổng thống Vladimir Putin phát biểu ở Moscow ngày 21.9p/REUTERS

Tổng thống Vladimir Putin phát biểu ở Moscow ngày 21/09/2022. Ảnh: Reuters

Sau phần đầu nhắc lại các diễn tiến lịch sử cùng việc chỉ trích NATO đưa cơ sở hạ tầng quân sự của khối này đến gần nước Nga gây đe dọa an ninh, Tổng thống Putin có nhắc các sự kiện như: EU từng thực hiện chiến dịch quân sự chống lại Belgrade, sử dụng máy bay và tên lửa ngay tại chính trung tâm châu Âu. Tiếp đến là các sự việc tại Iraq, Libya, Syria... tạo nên các thảm kịch tại quốc gia này.

Tổng thống Nga Putin nhất định không để việc tương tự này bị lặp lại với nước Nga, như từng xảy ra trong lịch sử khi bị Đức quốc xã bất ngờ tấn công không tuyên chiến vào năm 1941.

Tổng thống Putin  cũng tuyên bố: “Việc huy động ở Liên bang Nga bắt đầu từ hôm nay. Chỉ những người đàn ông có kinh nghiệm được đào tạo trong quân đội mới chịu trách nhiệm phục vụ”; “Địa vị pháp lý của các tình nguyện viên và dân quân của Donbass phải giống như tư cách của quân nhân Nga thông thường”.

Bộ trưởng quốc phòng Nga Shoigu cho biết sẽ huy động 300 trăm ngàn quân dự bị, ngay sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh tổng động viên một phần: “Phương Tây không muốn hòa bình giữa Nga và Ukraine. Họ đã vượt qua mọi giới hạn để chống lại Nga… Gần như tất cả các vệ tinh của NATO hơn 70 vệ tinh quân sự, 200 vệ tinh dân sự đang chống lại Nga tại Ukraine”.

Đây là những tuyên bố cứng rắn từ phía Nga, bất chấp sự phản đối của Mỹ - EU về quyết định các cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga - ở các khu vực Donnetsk, Luhansk, Kherson và Zaporozhye - sẽ được tổ chức đồng thời từ ngày 23-27/09.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg lên án kế hoạch này, cảnh báo rằng động thái này sẽ khiến xung đột leo thang. Thủ tướng Olaf Scholz thì gọi cuộc trưng cầu dân ý là “giả mạo”, kêu gọi cộng đồng quốc tế bác bỏ trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullvian còn gay gắt hơn: “Những cuộc trưng cầu dân ý giả là sự sỉ nhục đối với các nguyên tắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vốn là nền tảng của hệ thống quốc tế”.

lính Nga tại tỉnh Lugansk, miền đông Ukraine, hồi tháng 4 Ảnh: AFP.

Quân nhân Nga tại tỉnh Lugansk, miền Đông Ukraine, hồi tháng 4/2022. Ảnh: AFP

>> Cuộc chiến Nga - Ukraine: Gió đã đổi chiều?

>> Nga phát lệnh động viên một phần, chiến sự Nga- Ukraine sẽ "nóng rực"

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Các đòn trả đũa của Nga sẽ lớn hơn

Xâu chuỗi lại các tuyên bố của các lãnh đạo có thể nhận ra nguy cơ, bùng phát, mở rộng chiến tranh là nguy cơ hoàn toàn có thật. Các tuyên bố nóng như có lửa châm dí sát vào các thùng thuốc nổ ủ sẵn giữa các bên. Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Sullivan nói: “Chúng tôi biết các báo cáo rằng Putin có thể đang điều động lớn để đánh tổng lực. Nó không còn gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt nữa”. 

Nhận định này hết sức có cơ sở vì khi quân Nga đang kiểm soát hoàn toàn vùng Donbass thì kết quả trưng cầu dân ý, chắc chắn tỉ lệ đồng ý “nhập Nga” sẽ rất cao. Như vậy, vùng này thì trở thành lãnh thổ của Nga, bất cứ tấn công quân sự nào vào đây sẽ được coi như tấn công vào Nga. Nga có quyền đáp trả tương xứng như là thực hiện chiến tranh vệ quốc, bảo vệ lãnh thổ.

Người viết suy đoán khả năng Nga sẽ tuyên bố tình trạng chiến tranh sau khi hoàn tất tiến hành trước các bước  chuẩn bị. Ngày 20/09/2022, Tổng thống Nga Putin tổ chức gặp mặt các lãnh đạo của các tổ hợp công nghiệp – quốc phòng  của Nga với yêu cầu cung cấp vũ khí cho quân đội càng sớm càng tốt.

Ông nhấn mạnh rằng: “Cần giải quyết vấn đề cung cấp kịp thời, đầy đủ cho các doanh nghiệp quốc phòng các linh kiện, phụ tùng, vật liệu sản xuất trong nước”.

Cũng trong thời gian tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, nền công nghiệp quốc phòng vẫn kịp thời xuất khẩu vũ khí thu về hơn 6 tỉ USD. Điều này chứng tỏ nền công nghiệp quốc phòng của Nga vẫn chưa hoạt động hết công suất, vẫn có khả năng tăng sản lượng vũ khí, khí tài, phương tiện chiến tranh.

Thời gian gần đây khi Ukraine tiến hành các cuộc phản công vào khu vực Kharkov, Izyum… trong lực lượng lính đánh thuê chắc chắn có sự có mặt của lính đến từ các quốc gia NATO chưa kể có thể có cả lính Mỹ.  Gần như NATO đã vượt "làn ranh đỏ" trực tiếp tham chiến trên chiến trường Ukraine.

Nếu Mỹ - NATO không kìm chế tiếp tục các hoạt động tương tự, viện trợ thêm vũ khí, khí tài tấn công hạng nặng thì cuộc chiến leo thang là điều không thể tránh khỏi. Nga sẽ tính đến cả khả năng sử dụng phương án sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, sẽ tấn công tiêu diệt các vệ tinh phục vụ quân sự trên chiến trường  của Mỹ - NATO.

Nguy cơ xung đột quân sự mở rộng gây lên các thảm kịch đối với loài người là có thể. Trong khi Liên hợp quốc ra sức kêu gọi một cách bất lực. Các bên tham chiến đang thể hiện quyết tâm cũng như làm các công tác để triệt hạ đối phương.

Con đường đi đến hòa bình phồn vinh cho nhân dân Ukraine hiện tại đang mịt mờ hơn bao giờ hết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc chiến Nga - Ukraine: Thêm những thùng thuốc nổ đang bén lửa? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713596038 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713596038 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10