Cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông: Lan toả sức mạnh chính nghĩa!

Diendandoanhnghiep.vn Những yêu sách, tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông đều không nhận được sự cảm tình của các nước.

Đã từ lâu, các nước trên thế giới không công nhận lập luận của Trung Quốc là đã có một tập quán quốc tế về việc áp dụng các đường cơ sở thẳng quần đảo cho các quần đảo của quốc gia ven bờ. Họ cũng không thừa nhận việc vẽ đường cơ sở quần đảo cho Nam Hải chư đảo (Tứ Sa) hay Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa (theo các tên Trung Quốc gọi các đảo ở Biển Đông) sẽ coi các vùng nước nằm bên trong con đường cơ sở tự vạch đó là vùng nước quần đảo.

Không chịu thừa nhận thực tế, pháp lý và lịch sử, Trung Quốc ngày càng ngang ngược và hung hăng khi đưa ra các yêu sách trên biển đông. Tuy nhiên, những yêu sách, tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông đều không nhận được sự cảm tình của các nước.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của hải quân Anh được cho là sẽ tới Biển Đông vào năm tới - Ảnh: Hải quân hoàng gia Anh

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của hải quân Anh được cho là sẽ tới Biển Đông vào năm tới - Ảnh: Hải quân hoàng gia Anh

Bằng chứng là mới đây nhất, các nước Pháp, Anh và Đức đã gửi công hàm chung thể hiện quan điểm với 7 công hàm Phái đoàn Trung Quốc đề nghị lưu hành tại Liên hợp quốc. Đây là lần đầu tiên cả 3 nước cùng gửi một công hàm (Joint Note verbale) có chung nội dung liên quan đến Biển Đông và Công ước luật biển năm 1982 (UNCLOS) tới Tổng thư ký Liên hợp quốc

Trong công hàm chung, 3 nước Pháp - Anh - Đức nhấn mạnh tính chất toàn cầu và nhất quán của UNCLOS trong việc thiết lập một khung pháp lý xác định các vùng biển và thực thi các hoạt động biển trên toàn thế giới. Công hàm nhấn mạnh sự toàn vẹn thống nhất của Công ước trên phạm vi toàn cầu.  Đồng thời, khẳng định các hoạt động cải tạo đất hoặc bất kỳ hình thức chuyển đổi nhân tạo nào đều không thể thay đổi được các đặc tính của một thực thể biểntheo UNCLOS. 

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn ngang ngược tiếp tục bác bỏ những công hàm của các nước nói trên cũng như các quy định trong UNCLOS. Cụ thể, ngày 18/9, Trung Quốc đã gửi công hàm CML/63/2020 đáp trả công hàm chung Pháp - Anh - Đức gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc. Công hàm phái đoàn Trung Quốc vẫn khẳng định Trung Quốc  có chủ quyền lãnh thổ và các quyền về biển được xác lập trong quá trình lịch sử  lâu dài và có sự nhất quán của các chính quyền kế tiếp, phù hợp với luật quốc tế bao gồm cả Hiến chương LHQ và UNCLOS.  

Công hàm chung của 3 nước Pháp - Anh - Đức thể hiện sự nhất quán của 3 nước có nền kinh tế và ảnh hưởng chính trị pháp lý lớn nhất châu Âu bác bỏ cách giải thích đơn phương của Trung Quốc về một loạt vấn đề liên quan, gây mất ổn định, hòa bình và trật tự pháp luật ở Biển Đông.

Việc này đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận trong nước và quốc tế. Trên CNN, Phó Đô đốc, Tư lệnh Hải quân Philippines Giovanni Carlo Bacordo khẳng định: Philippines bày tỏ hoan nghênh sự ủng hộ của 3 nước châu Âu là Anh, Pháp, Đức đối với Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ông Bacordo nhấn mạnh: “Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố ủng hộ của Pháp, Đức và Vương quốc Anh đối với nội dung phán quyết do Tòa trọng tài quốc tế đưa ra vốn ủng hộ Philippines”. Tuy nhiên, Tư lệnh Hải quân Philippines nói thêm rằng nguyên văn công hàm không đề cập đến việc thực thi Phán quyết của PCA mà Bắc Kinh từ chối công nhận. Ông Bacordo nói: “Vấn đề là sự tuân thủ phán quyết giữa các quốc gia ký UNCLOS”.

Trên Twitter, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng hoan nghênh các quốc gia Anh, Pháp, Đức bác bỏ yêu sách chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc tại biển Đông. "Chúng tôi hoan nghênh Anh, Đức và Pháp bác bỏ các yêu sách hàng hải trái phép của Trung Quốc ở biển Đông tại Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Chúng tôi cùng các quốc gia đồng minh bác bỏ quan điểm cho rằng chân lý thuộc về kẻ mạnh". - Ngoại trưởng Pompeo viết trên Twitter.

Cuộc chiến công hàm khởi đầu từ Malaysia tháng 12/2019, đến nay đã có 23 công hàm và công thư (Trung Quốc - 8, Philippines - 2, Malaysia - 3, Việt Nam - 3; Indonesia - 2, Mỹ - 1, Australia - 1, Pháp - Anh - Đức - 3), tương lai sẽ còn nhiều nước chính thức lên tiếng phản đối. 

Trong công hàm chung của 3 nước Pháp - Anh - Đức mới đây nhất đã thể hiện sự nhất quán của 3 nước có nền kinh tế và ảnh hưởng chính trị pháp lý lớn nhất châu Âu bác bỏ cách giải thích đơn phương của Trung Quốc về một loạt vấn đề liên quan, gây mất ổn định, hòa bình và trật tự pháp luật ở Biển Đông.

Bức ảnh chụp vào tháng 1/2017 cho thấy tàu hải quân Trung Quốc tham gia tập trận trên Biển Đông. (Nguồn: The Straits Times)

Bức ảnh chụp vào tháng 1/2017 cho thấy tàu hải quân Trung Quốc tham gia tập trận trên Biển Đông. (Nguồn: The Straits Times)

Tương tự, công hàm gửi Liên Hiệp Quốc ngày 29/7 vừa qua, chính quyền Thủ tướng Muhyiddin Yassin phản bác lập luận trước đó của Trung Quốc rằng Kuala Lumpur không có quyền xin thiết lập thềm lục địa ở vùng biển phía Bắc của biển Đông. Công hàm này nhấn mạnh việc đệ trình đơn xin thiết lập thềm lục địa của Malaysia hoàn toàn phù hợp với các quyền lợi được quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). 

Trước đó, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mỹ và Úc cũng gửi công hàm về vấn đề biển Đông đến Liên hợp quốc. Ông Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Chính sách và Luật biển thuộc Trung tâm Luật quốc tế ở Singapore, cho biết công hàm của một số nước ASEAN nhấn mạnh những yêu sách về quyền lợi và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các khu vực hàng hải ở biển Đông đã đi ngược lại UNCLOS mà Bắc Kinh có tham gia...

Trong các công hàm này đều có điểm chung là khẳng định, cái gọi là "đường chín đoạn" mà Trung Quốc tự vẽ ra để tuyên bố chủ quyền phần lớn biển Đông vi phạm UNCLOS, những yêu sách hàng hải của Bắc Kinh trên vùng biển này không có hiệu lực pháp lý.

Trong một hội thảo liên quan đến Biển Đông mới đây, chính Tiến sĩ Li Nan - nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Á (EAI), một học giả của Trung Quốc cũng đã thừa nhận, việc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc thực thi các hoạt động theo yêu sách “đường chín đoạn” phi pháp "đã gây ra tất cả các vấn đề với các quốc gia ven biển".

Theo vị tiến sĩ này, Trung Quốc có thể từ bỏ đường chín đoạn (đường lưỡi bò) - làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền lên tới 90% vùng biển tranh chấp ở Biển Đông - mà không làm tổn hại đến lợi ích lâu dài của nước này. "Đây là thời điểm để Trung Quốc từ bỏ đường chín đoạn". - Tiến sĩ Li Nan nhấn mạnh và khẳng định: Việc từ bỏ yêu sách "đường chín đoạn" sẽ không tổn hại tới lợi ích lâu dài của Trung Quốc, thậm chí qua việc từ bỏ yêu sách phi pháp này, Trung Quốc có thể thúc đẩy quyền lực mềm và tốt cho mối quan hệ của Trung Quốc với các nước ASEAN.

Có thể nhận thấy, cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông ngày càng gay cấn. Với các yêu sách vô lý của mình, Trung Quốc gần như một mình một đường, đơn độc trong cuộc chiến này. Trong khi đó, với tinh thần thượng tôn pháp luật, ngày càng có nhiều quốc gia ủng hộ các quy định về chế độ pháp lý của các đảo theo điều 121 của UNCLOS là áp dụng cho các địa thể đất nổi hình thành tự nhiên. Các hoạt động cải tạo đất hoặc bất kỳ hình thức chuyển đổi nhân tạo nào đều không thể thay đổi được các đặc tính của một thực thể theo UNCLOS. 

Đây cũng là kết luận của Tòa trọng tài về Biển Đông năm 2016 và nội dung các công hàm của Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam, Australia và Mỹ gần đây. Việc 3 nước Pháp, Anh, Đức cùng bác bỏ các yêu sách quyền lịch sử và nhắc lại Phán quyết đã khẳng định rõ ràng trên những điểm này. Cả 3 nước cũng không quên nhắc lại rằng Công hàm chung phản ánh quan điểm pháp lý truyền thống nhất quán của mình và quan điểm này chỉ bổ sung thêm chứ không làm ảnh hưởng gì đến các tuyên bố trong quá khứ, cả trong quan hệ song phương và quan hệ với các nước thành viên Công ước luật biển khác.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông: Lan toả sức mạnh chính nghĩa! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711687750 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711687750 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10