Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), khoảng 94% ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới đã và đang khám phá tiền kỹ thuật số (CBDC).
>> Thách thức trong phát triển CBDC bán buôn toàn cầu
Các loại tiền kỹ thuật số của NHTW (CBDC) đã nhận được rất nhiều sự chú ý vào năm 2024 khi các chính trị gia và nhà lập pháp Hoa Kỳ tranh luận gay gắt về giá trị của tiền kỹ thuật số.
Trong khi một số cơ quan đã có động thái cấm việc tạo ra CBDC tại Hoa Kỳ, bao gồm cả việc Hạ viện thông qua Đạo luật Nhà nước chống giám sát CBDC, thì trên toàn cầu, phong trào ra mắt các phiên bản CBDC vẫn tiếp tục phát triển. Theo cuộc khảo sát mới nhất của BIS về các ngân hàng trung ương, 94% các NHTW được khảo sát đang tìm hiểu về CBDC.
Theo BIS, khoảng 30% NHTW chỉ tập trung vào CBDC bán lẻ và 2% chỉ làm việc trên CBDC bán buôn. Hơn một nửa số NHTW được hỏi (54%) đang thử nghiệm các bằng chứng về khái niệm CBDC và một phần ba (31%) đang chạy thử nghiệm CBDC.
“Cuộc khảo sát cho thấy các ngân hàng trung ương đang tiến hành theo tốc độ riêng của họ, áp dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau và cân nhắc các tính năng thiết kế khác nhau”, BIS chia sẻ và cho biết thêm rằng trong suốt năm 2023, đã có sự gia tăng mạnh mẽ trong các thử nghiệm và chương trình thí điểm với CBDC bán buôn – chủ yếu ở các nền kinh tế phát triển, nhưng nhiều thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (EMDE) cũng đẩy mạnh CBDC bán buôn của họ”.
Cuộc khảo sát cho thấy các NHTW đã nghiên cứu tác động của CBDC bán lẻ đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ và trung gian ngân hàng. "Nghiên cứu về CBDC bán buôn đã xem xét vai trò của tiền NHTW như một tài sản thanh toán cho các giao dịch trên sổ cái phân tán", BIS cho biết.
Nhấn mạnh đến sự phản đối từ các chính trị gia và nhà lập pháp liên quan đến CBDC dành cho mục đích sử dụng công cộng, cuộc khảo sát của BIS đã xác định rằng "khả năng các NHTW phát hành CBDC bán buôn trong vòng 6 năm tới hiện cao hơn khả năng họ phát hành CBDC bán lẻ".
“Nhiều NHTW đã nêu lên mối lo ngại rằng tính đơn nhất của CBDC có thể bị đe dọa bởi sự xuất hiện của các hình thức tiền tệ tư nhân mới. Trong khi một số NHTW báo cáo rằng một CBDC bán buôn sẽ thực thi vai trò của tiền tệ NHTW như một tài sản thanh toán trong một hệ sinh thái được mã hóa”, BIS cho biết.
>> Hồng Kông thí điểm CBDC bán buôn đầu tiên trên thế giới
Tăng cường tài chính toàn diện là một động lực chính khác. Cuộc khảo sát của BIS cho thấy: “Mặc dù đây vẫn là lý do quan trọng hơn đối với các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế phát triển, nhưng nhiều NHTW các nước phát triển đã báo cáo tài chính toàn diện là một trong những động lực của họ so với năm ngoái. Đặc biệt, nhiều NHTW cho rằng CBDC bán lẻ có thể mang lại lợi ích bổ sung về khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính kỹ thuật số (thường được gọi là tài chính kỹ thuật số toàn diện)”.
Một điểm khác biệt đáng chú ý so với các cuộc khảo sát trước đây là khung thời gian mà các ngân hàng trung ương dự kiến sẽ tung ra CBDC bán buôn hoặc CBDC bán lẻ.
“So với năm ngoái, ít NHTW hơn một chút cho rằng họ sẽ phát hành CBDC bán lẻ trong vòng ba năm tới (12%, giảm từ 18%) hoặc trong vòng bốn và sáu năm (16%, giảm từ 21%). Sự sụt giảm này chủ yếu là do sự điều chỉnh kỳ vọng giữa các NHTW. Ngoài ra, nhiều NHTW chỉ ra rằng khả năng phát hành CBDC ngắn hạn hoặc trung hạn có thể xảy ra, điều này có thể được hiểu là mức độ không chắc chắn ngày càng tăng”, BIS cho biết.
Các NHTW cũng đã tăng cường sự tham gia của họ với các bên liên quan để giúp xây dựng thiết kế CBDC tối ưu vì sự tiếp nhận của các bên liên quan là rất quan trọng để đảm bảo việc áp dụng và sử dụng lâu dài.
Liên quan đến stablecoin và thách thức tiềm tàng mà chúng đặt ra đối với sự hấp thụ CBDC, cuộc khảo sát của BIS cho thấy, cho đến nay, stablecoin hiếm khi được sử dụng để thanh toán bên ngoài hệ sinh thái tiền điện tử. Hơn nữa, nhiều NHTW phản hồi đã hoặc đang nghiên cứu một khuôn khổ để quản lý stablecoin và các tài sản tiền điện tử khác.
BIS cũng ghi nhận những nỗ lực ngày càng tăng của các chính phủ nhằm thiết lập các quy định rõ ràng xung quanh tài sản tiền điện tử. "Hơn 60% các NHTW phản hồi hiện có hoặc đang phát triển khuôn khổ quản lý cho stablecoin và các loại tiền điện tử khác", BIS cho biết.
BIS cho biết thêm: “Các khung pháp lý hiện tại (và sắp tới) chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ các nhà đầu tư và người tiêu dùng (89%), bảo vệ sự ổn định tài chính (83%) và chống lại tài chính bất hợp pháp (82%). Ngoài ra, nhiều NHTW đã quyết định quản lý tài sản tiền điện tử với mục đích thúc đẩy hiệu quả thị trường, đổi mới và cạnh tranhcũng như đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của các tổ chức được quản lý.
Mặc dù các quyết định về CBDC và quy định thanh toán là những quyết định có chủ quyền, nhưng các NHTW phải hợp tác và phối hợp để mang đến cho người dùng trải nghiệm thanh toán an toàn và hiệu quả, cả trong nước và quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Các ngân hàng nước ngoài tham gia thí điểm CBDC của Trung Quốc
04:43, 03/12/2023
Mỹ có thể tụt lại trên đường đua phát triển CBDC
05:05, 27/11/2023
IMF: CBDC có thể cải thiện khả năng tiếp cận tài chính toàn cầu
05:01, 19/11/2023
CBDC và stablecoin có thể cùng tồn tại?
05:10, 15/10/2023
Tiềm năng CBDC và ảnh hưởng đến ngành ngân hàng
05:03, 03/06/2023
CBDC có thể là tương lai của tài chính toàn diện
12:30, 14/02/2023
Giải quyết thách thức cản trở tiềm năng phát triển CBDC
05:00, 02/02/2023