"Nóng" cuộc đua phát triển vaccine COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi

CẨM ANH 13/09/2021 07:28

Nhiều quốc gia đang nỗ lực nghiên cứu để tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.

Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer đang được xem xét để cấp phép tiêm chủng cho trẻ em dưới 12 tuổi

Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer đang được xem xét để cấp phép tiêm chủng cho trẻ em dưới 12 tuổi

Tại Mỹ, Pfizer được kỳ vọng sẽ có đủ dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng, để có thể xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine cho nhóm dưới 12 tuổi từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vào cuối tháng này.

Các nguồn tin dự đoán, FDA có thể đưa ra quyết định về việc liệu mũi tiêm có an toàn và hiệu quả ở trẻ nhỏ hay không, trong vòng ba tuần kể từ khi Pfizer đệ trình đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp. Đại diện của hãng dược này cho biết, họ sẽ có dữ liệu về trẻ em từ 5-11 tuổi vào tháng 9 và dự định sẽ đệ trình đơn xin ngay sau đó. FDA cũng cho biết sẽ cố gắng phê duyệt vaccine COVID-19 cho trẻ em nhanh chóng ngay sau khi các công ty gửi dữ liệu. 

BioNTech - đối tác của Pfizer - nói với Der Spiegel rằng, họ cũng dự kiến sẽ yêu cầu cấp phép trên toàn cầu cho vaccine COVID-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi trong vài tuần tới và việc chuẩn bị cho ra mắt đã được thực hiện. Trong khi đó, tập đoàn Sinovac của Trung Quốc cũng công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn đầu vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ  3 đến 17 tuổi.

Tương tự, tại Singapore, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết, chương trình tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi sự kiến sẽ bắt đầu vào đầu năm 2022 sau khi hoàn thành các đợt thử nghiệm và có sự phê duyệt chính thức.

Việc số ca nhập viện do COVID-19 ở trẻ em gia tăng đến việc nhiều em bị mắc bệnh trong thời gian dài cho thấy, trẻ em ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bởi virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến chủng Delta. Tuy nhiên, tại Mỹ và châu Âu chưa có vắc xin nào được cấp phép sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Để điều chế vaccine cho trẻ em, các nhà khoa học sẽ sử dụng cả kết quả thử nghiệm trên người lớn và kết quả thử nghiệm ở trẻ em. Theo Tiến sĩ Stanley Perlman chuyên về vi sinh và miễn dịch học tại Đại học Y khoa Iowa (Mỹ), việc phát triển vaccine COVID-19 đối với những trẻ trong độ tuổi từ 5-11 tuổi, các công ty không cần phải lựa chọn đầy đủ 30.000 em tham gia thử nghiệm, bởi họ có thể thực hiện trên cả người lớn. Dữ liệu cho thấy nhóm tuổi này cũng có phản ứng miễn dịch tương đương như với người lớn.

Các công ty sản xuất vaccine đều có chung cách tiếp cận này. Nhưng vào đầu tháng 8, FDA đã yêu cầu theo dõi dữ liệu về mức độ an toàn của vaccine với trẻ em trong vòng 6 tháng, trong khi ở người lớn chỉ cần 2 tháng. Cơ quan này cũng yêu cầu Pfizer và Moderna tăng gấp đôi số trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tham gia thử nghiệm lâm sáng.

Cuộc chạy đua phát triển vaccine COVID-19 cho trẻ em đang

Cuộc chạy đua phát triển vaccine COVID-19 cho trẻ em đang "nóng" dần trong bối cảnh nhiều quốc gia đang dỡ bỏ các biện pháp giãn cách.

Đặc biệt, các cố vấn về vaccine của CDC cho biết, có khả năng xuất hiện mối liên hệ giữa vaccine mRNA và các trường hợp viêm cơ tim hiếm gặp ở thanh thiếu niên, nhưng lợi ích của việc tiêm chủng vẫn lớn hơn so với rủi ro mà nó gây ra. Hầu hết các trường hợp mắc viêm cơ tim đều ở thể nhẹ và bệnh nhân có thể tự khỏi hoặc chỉ cần điều trị ít ngày.

Bác sĩ nhi khoa James Versalovic tại bệnh viện Nhi Texas cho biết, họ không gặp khó khăn gì khi tìm kiếm trẻ em tham gia thử nghiệm vì danh sách trẻ được đăng ký rất dài. Tuy vậy, việc mở rộng thử nghiệm đã khiến quá trình nghiên cứu kéo dài thêm 1 tháng nữa.

“Hiện giờ, vaccine cho trẻ em đang được tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên chúng tôi vẫn cần những thử nghiệm ở người lớn trước và chỉ được đánh giá sau đó ở trẻ em khi mà tính an toàn đã được chứng minh”, chuyên gia này cho biết.

Trước mắt, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết trẻ em độ tuổi từ 5-11 tuổi có nguy cơ mắc bệnh nặng thấp và việc tiêm chủng cho trẻ em với mục đích là để giảm sự lây truyền.

Do vậy, WHO khuyến nghị có thể giảm sự lây nhiễm bệnh thông qua các biện pháp y tế công cộng như: Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc người khác; không tập trung đông người và tránh tiếp xúc gần, ở nơi thông thoáng khí; đeo khẩu trang đúng cách; rửa tay thường xuyên; hắt hơi, ho vào khuỷu tay hoặc khăn giấy, sau đó loại bỏ ngay khăn giấy và rửa tay lại.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Y tế đề nghị các địa phương xem xét tiêm trộn vaccine Covid-19 Moderna và Pfizer

    Bộ Y tế đề nghị các địa phương xem xét tiêm trộn vaccine Covid-19 Moderna và Pfizer

    09:10, 11/09/2021

  • Gia tăng trường hợp trẻ em nhiễm COVID-19

    Gia tăng trường hợp trẻ em nhiễm COVID-19

    05:00, 16/08/2021

  • Báo động gia tăng tỷ lệ trẻ em nhiễm Covid-19

    Báo động gia tăng tỷ lệ trẻ em nhiễm Covid-19

    04:45, 29/07/2021

  • Phát triển công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 dễ lưu trữ

    Phát triển công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 dễ lưu trữ

    04:06, 10/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Nóng" cuộc đua phát triển vaccine COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO