Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Việt Nam có nhiều lợi thế về năng lượng sạch, không cần thiết phải là "tù nhân" phụ thuộc vào năng lượng than.
Đăng đàn tại phiên Hội thảo 2 của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 bàn chủ đề “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và củng cố An ninh năng lượng đảm bảo phát triển bền vững” sáng nay (17/1) tại Hà Nội, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định nhu cầu về năng lượng cũng như năng lượng sạch đang là thách thức với các quốc gia.
Theo đó, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người đang là Chủ tịch danh dự Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie chia sẻ, nhu cầu năng lượng của các quốc gia ngày càng gia tăng, trong đó tại khu vực Đông Nam Á nhu cầu đã tăng hơn 60% trong vòng 5 năm qua, gấp đôi so với Trung Quốc. Và dự kiến sẽ tăng lên gấp 2/3 vào năm 2040.
Điều đáng nói, vị cựu Ngoại trưởng Mỹ cho biết, Châu Á là khu vực đang giảm điện gió trong 10 năm qua, ví dụ như Maylaisia đang giảm mạnh. Trong khi đó nhu cầu điện than lại tăng.
Ông John Kerry thẳng thắng, nhu cầu than của khu vực châu Á Thái Bình Dương đang tăng 5% hàng năm, là khu vực tăng cao nhất thế giới.
“Điều này cho thấy chúng ta đang khai thác than lớn gây tác động lớn nhất tới hiệu ứng phác thải khí nhà kính. Ngay cả khi áp dụng công nghệ vào quá trình khai thác, sử dụng than, thì đó cũng là nhiên liệu hoá thạch gây ra nhiều phác thải nhất. Có thể thấy ở biển Đông nước biển tăng 40% bởi biến đổi khí hậu, tức là hệ sinh thái sẽ thay đổi, nguồn cá bị ảnh hưởng, CO2 trong nước ngày càng nhiều khiến các sinh vật khó sống...đây là nguy cơ sụt giảm 50% loài cá vào cuối thế kỷ này”, ông John Kerry cho biết.
Đặc biệt, vị này nhấn mạnh những tác động từ biến đổi khí hậu không còn mơ hồ mà đang hiện hữu và ngày càng nhanh hơn.
Có cùng quan điểm, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cũng cho biết, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH do có bờ biển dài, lưu vực sông rộng lớn. Theo một số nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam, đến cuối thế kỷ XXI, sẽ có 40% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương ven biển khác sẽ bị ngập nước, đặc biệt, 20% diện tích TPHCM cũng sẽ có nguy cơ bị ngập. Khi đó sẽ có 10-12% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất 10% GDP.
Thực trạng BĐKH hiện nay đang diễn biến phức tạp và nhanh hơn dự báo của các nhà khoa học. Đến nay, 11/13 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đã phải công bố tình trạng thiên tai, do xuất hiện hạn mặn chưa từng có trong vòng 100 năm qua… và nhiều tác động thiên tại khác đã ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
“Biến đổi khí hậu là một trong những nguy cơ làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội, làm mất đi nhiều thành quả đã đạt được. Vì vậy, các nguy cơ và rủi ro về BĐKH cần phải được tính đến trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển của các ngành và địa phương”, ông Bình nhấn mạnh.
Về phía cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, mặc dù nhấn mạnh luôn ấn tượng với nguồn năng lượng của người dân Việt Nam, đa số dân trẻ hướng tới tương lai và có mối quan hệ tốt hơn với thế giới. Tuy nhiên, cựu Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo, câu chuyện về năng lượng của Việt Nam trong tương lai cũng đang bắt đầu suy giảm điện gió, trái lại, lại tập trung vào than.
"Tôi có thông điệp rõ ràng gửi đến những người bạn Việt Nam đí là Việt Nam là quốc gia có nhiều cơ hội và lợi thế, chúng ta không cần đầu tư vào than nữa. Chúng ta thấy có sự bùng nổ bệnh tật liên quan đến hô hấp, 2017, có 5 nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong là phổi và tim. Hai nguyên nhân đó là vấn đề ô nhiễm", ông John Kerry nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
10:00, 16/01/2019
14:47, 11/01/2019
00:00, 06/01/2019
Cựu Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh, hãy sử dụng năng lượng sạch ngay từ hôm nay. “Bất kỳ ai nói than rẻ hơn thì họ không tính giá thành hoặc chi phí ngoại biên hoặc các nguồn năng lượng hóa thạch gây ra như bệnh ung thư, phổi. Nếu tính các lợi thế này, nhiệt điện than sẽ không rẻ hơn các năng lượng mới, năng lượng sạch", cựu Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Hội thảo “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và củng cố An ninh năng lượng đảm bảo phát triển bền vững” của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 sáng 17/1.
Đặc biệt, ông John Kerry khẳng định: “Chúng ta muốn giải quyết vấn đề năng lượng phải thu hút đầu tư dài hạn, trong đó thu hút vốn đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, nếu Việt Nam có chu trình năng lượng phù hợp thì chắc chắn sẽ thu hút được đầu tư bởi Việt Nam có nhiều tiềm năng về năng lượng sạch".
Cụ thể, Việt Nam hiện có tiềm năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nước cũng chỉ khai thác mức 31% trong khi tối đa là 45%. Vấn đề phải kết hợp được các năng lượng sạch này, cần có chính sách thúc đẩy phát triển các.
“Tại sao Việt Nam không áp dụng cơ chế hỗ trợ giá từ điện sạch, gọi vốn. Tại sao không sử dụng cơ chế huy động nguồn lực tài chính để thúc đẩy năng lượng xanh, thúc đẩy đầu tư vào hệ thống truyền tải có sự tham gia của tư nhân? Tại sao không thúc đẩy vào đầu tư pin trữ lớn và sử dụng số hóa truyền tải điện. Tại sao chúng ta không sử dụng điện mặt trời trên mái... khi đây là cơ hội đầu tư giá rẻ mà ai cũng có thể là khách hàng, đối tác của điện lực", ông John Kerry nhấn mạnh.