Gói thuế 550 tỷ USD nhằm vào Trung Quốc được xem như đòn đánh quyết định, ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai chính trị của Trump và viễn cảnh thương chiến.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tuy diễn biến khó lường nhưng không thể thoát ra ngoài nhận định bao trùm, đó là: Một trong những lát cắt biểu hiện cuộc cạnh tranh chiến lược dài hơi giữa các siêu cường.
Và, cũng khác với nhiều nhận định, màn đối đầu này tất yếu phải xác định kẻ thắng người thua. Trung Quốc tuy hơi bị động nhưng chưa có dấu hiệu “đầu hàng”, minh chứng là Bắc Kinh không dễ dàng gật đầu trong 12 lần đàm phán cấp thấp.
Phía Mỹ, Tổng thống Trump dồn hết mối quan tâm đến Trung Quốc, mâu thuẫn với Iran gác lại, vấn đề Triều Tiên cũng tạm lắng…
“Không có Trung Quốc thì tốt hơn” - ông Trump đã nói như vậy khi dự định áp thuế 30% lên 550 tỷ hàng hóa Trung Quốc (do Trung Quốc “dám” áp thuế 75 tỷ hàng hóa Mỹ lên mức 10 - 15%).
Mặc dù tổng số hàng hóa bị đánh thuế trong thương mại hai chiều là không lớn so với quy mô hai nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới (khoảng 800 tỷ USD), nhưng đối với phần còn lại đó là số tiền khổng lồ. Và, trong lịch sử thương mại thế giới chưa từng có tiền lệ!
Trump thật sự “không cần Trung Quốc”? Liệu rằng Trump có “làm thật” chứ không phải là đòn gió? Nếu công ty Mỹ rút hết khỏi Trung Quốc đại lục theo lệnh của ông chủ Nhà trắng thì lượng vốn khổng lồ này sẽ đến nơi nào?...
Có thể bạn quan tâm
11:01, 24/08/2019
06:30, 26/08/2019
Vấn đề cho câu hỏi thứ nhất nằm ở chổ, ông Trump đang chịu sức ép rất lớn cho cuộc tái tranh cử vào năm sau, lúc này dân Mỹ cần thấy “Nước Mỹ trên hết” có hình hài ra sao, cụ thể như thế nào, cho dù việc thực hiện lời hứa từ năm 2016 khiến nước Mỹ chuốc lấy rất nhiều sự đối nghịch.
Nông dân và người tiêu dùng Mỹ bị ảnh hưởng bởi thương chiến? Không thành vấn đề với Trump, bởi nguồn thu lại từ thuế hoàn toàn có khả năng bù đắp thiệt hại cho ngành nông nghiệp.
Quan trọng hơn cả, Trump đang nhận được sự ủng hộ của lưỡng viện Quốc hội trong màn đối đầu kinh tế với Trung Quốc.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham khẳng định giới truyền thông đã hiểu nhầm ý của tổng thống Mỹ. Ông không hề hối tiếc vì việc “khởi xướng chiến tranh thương mại”, mà “tiếc vì đã không đánh thuế Trung Quốc cao hơn”!.
Ở đây, có nghịch lý ít ai chú ý, sở dĩ, Trump mạnh mẽ với Trung Quốc - một phần nhờ đóng góp của người tiền nhiệm Obama! Dù là người ôn hòa, đối tác ưa thích của Bắc Kinh, nhưng Obama đã tạo ra nền móng một nước Mỹ vững chải.
Obama có công khôi phục ngành công nghiệp oto, cụ thể là 2 ông lớn Chrysler và GM motor. Phục hồi tình trạng suy thoái do cuộc khủng hoảng năm 2008, giúp tỷ lệ có việc làm ở Mỹ đạt đến trạng thái lý tưởng.
Nói vậy để thấy rằng, Trump được thừa hưởng thành quả khá quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, điều đó cho phép gần nguyên một nhiệm kỳ - Trump “ngược gió” mọi nơi, mọi lĩnh vực mà không mấy bận tâm lo ngại “sức khỏe” của nền kinh tế.
Tính từ tháng 6/2009 đến nay, kinh tế Mỹ đã trải qua 10 năm tăng trưởng liên tiếp, hồi phục lại mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng 2008.
Nếu đà tăng trưởng này tiếp tục trong tháng 7/2019 thì Mỹ sẽ phá kỷ lục tăng trưởng 10 năm (giai đoạn 1991-2001) và trở thành giai đoạn tăng trưởng dài nhất kể từ năm 1854, mức liên tục dài nhất mà các thông số ghi chép được.
Đây là cơ sở để tin rằng, gói thuế trị giá 550 tỷ USD hàng hóa lần nay không phải “nói cho vui”.
Chắc chắn, sức nặng của 550 tỷ USD sẽ khiến làn sóng doanh nghiệp ngoại tháo chạy khỏi Trung Quốc diễn biến mạnh mẽ hơn, trước hết là doanh nghiệp Mỹ theo lệnh ông Trump.
Với Trung Quốc, dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ gần như cạn kiệt, công trường sản xuất tan vỡ, nạn thất nghiệp như sóng vỡ bờ, đầu tư cho “Vành đai, Con đường” không phát huy được tác dụng, sụt giảm tăng trưởng.
Ông Tập rất biết điều này, Biết nhưng vẫn “chiến đấu” với Mỹ, vì dân Trung Quốc dẫu có khổ, nhưng ngôi vị của ông Tập không có nhiệm kỳ! Đủ thấy giới quyền lực Bắc Kinh thua Trump ở góc độ cái tâm vì Tổ quốc!
Vậy Trump có phải là người theo “chủ nghĩa dân túy”? Không hẳn, bởi “đặc sắc chính trị Mỹ” khó cho phép điều này biểu hiện rõ rệt, điều mà ông Trump vin vào là “Nước Mỹ trên hết”, một khẩu hiệu bao trùm, nó không đại diện cho ai, nhưng không ai nằm ngoài nó.
Cuối cùng, hàng ngàn doanh nghiệp Mỹ sẽ mang nguồn vốn chạy về đâu? Đây là câu hỏi quan trọng nhất lúc này, vì nó có liên quan đến chính sách thu hut FDI của nhiều quốc gia.
Rõ ràng, người Mỹ không thể “sản xuất một cách có hiệu quả nhất” do chi phí nhân công, nguyên, nhiên liệu. Và, hiện tại chỉ một vài nơi có thể thay thế Trung Quốc.
Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, với Ấn Độ là hai điểm đến, song không thể đảm đương hết nhiệm vụ “phục vụ cả thế giới”.
Hệ quả của vấn đề này là suy giảm sản xuất trên diện rộng do nhiều công ty toàn cầu cắt giảm dung lượng, hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn. Điều này rất phù hợp với dự báo khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2020!