Bên hành lang Quốc hội, nhiều ĐB cho rằng lúc này là thời điểm quan trọng để chúng ta đưa Luật này vào cuộc sống.
Góp ý về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) cho biết: đây là dự án Luật đang còn nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là những cơ sở sản xuất kinh doanh bia rượu, từ tên của dự án Luật vẫn đang còn gây bàn cãi. Chính vì vậy, đây sẽ là Luật thu hút sự quan tâm của nhiều ĐB để luật hoàn chỉnh hơn.
Nêu quan điểm của mình về những điều cần thiết trong dự Luật này, ĐB Tuấn cho rằng dự án luật được thông qua là điều rất cần thiết bởi chúng ta đã chứng kiến những tác hại do rượu bia gây ra, cho dù chúng ta biết rằng rượu bia là một trong những sáng tạo vĩ đại nhất, lâu đời nhất của loài người, nó có sức sống ở rất nhiều quốc gia dân tộc và nhiều tôn giáo khác nhau, kể cả lễ hội.
“Chính vì vậy, tôi nghĩ chúng ta phòng chống tác hại của nó là việc làm rất là quan trọng”, ĐB Tuấn nói.
Cũng theo ĐB Tuấn, nhiều ý kiến cho rằng phải lạm dụng mới là tác hại, nhưng là giáo sư, người có chuyên môn trong ngành y tế “tôi thấy rằng đáp ứng của mỗi người sẽ khác nhau, khi uống vào với liều lượng khác nhau sẽ gây ra các tác hại khác nhau”.
Chính vì vậy, lập luận của ngành y tế là nên dùng Luật phòng chống tác hại của rượu bia thay vì Luật phòng chống tác hại của việc lạm dụng rượu bia, và còn khá nhiều yếu tố quan trọng khác, bởi đây không phải là Luật cấm uống rượu bia.
Do vậy, nếu chúng ta chỉ phòng chống tác hại của nó, đặc biệt với những người chưa trưởng thành (vị thành niên), thì tác hại của nó sẽ khủng khiếp hơn rất nhiều so với người lớn tuổi thông thường; phụ nữ mang thai khi uống rượu bia sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ và thai nhi,...
ĐB Tuấn nêu quan điểm: Chúng ta cần đưa ra rào cản để hạn chế tiếp cận một cách quá dễ dàng đối với rượu bia; thứ hai, chúng ta cũng cần đưa vào quy trình để quản lý việc sản xuất rượu thủ công. Đây là quy trình không chuẩn, có thể gây ra tác hại từ những dư độc trong sản phẩm rượu bia đó.
Chúng ta đồng thời phòng chống những việc kinh doanh bất hợp pháp những sản phẩm rượu bia không rõ nguồn gốc, chất lượng, đặc biệt là hành vi dùng cồn công nghiệp để pha vào rượu, việc làm này đã khiến rất nhiều người ngộ độc dẫn tới tử vong trong thời gian qua.
“Đây chính là thời điểm quan trọng để chúng ta đưa Luật này vào cuộc sống”, ĐB Tuấn nói.
Tương tự, ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP. Hồ Chí Minh), nêu câu hỏi mấu chốt để hạn chế sử dụng rượu bia, nên chăng đánh thuế.
ĐB Lan cho biết, có một nghịch lý, đó là tại Việt Nam giá rượu bia rẻ hơn thế giới và giá sữa lại đắt hơn thế giới, trong khi sữa là sản phẩm có lợi cho sức khỏe cộng đồng.
Trước thực trạng này, theo ý kiến bà Lan để hạn chế rượu bia trước hết chúng ta có thể tính đến biện pháp đánh thuế.
Nếu đánh thuế sẽ có tác dụng phụ đó là khi giá mặt hàng tăng lên nhiều người sẽ có suy nghĩ không sử dụng nữa, nhưng ngược lại sẽ là môi trường thuận lợi để lậu thuế và các mặt hàng kém chất lượng có cơ hội trà trộn bán ra thị trường với mức giá rẻ.
Có thể bạn quan tâm
11:06, 09/11/2018
11:00, 08/11/2018
17:21, 21/06/2018
05:34, 17/06/2018
Cho nên, theo bà Lan, cần duy trì song song cả hai mặt, đó là ngoài việc đánh thuế cần đồng thời kiểm soát hệ thống sản xuất và kinh doanh để hoàn toàn triệt tiêu việc kinh doanh không phép, có hại cho chính sách của Nhà nước và bảo vệ cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bà Lan cho biết để đạt hiệu quả cao trong việc hạn chế rượu bia, điều quan trọng nhất chúng ta cần là tiến tới việc tuyên truyền cho người dân biết tác hại của rượu bia, thay đổi thói quen thuộc về văn hóa bao gồm không ép uống rượu bia, không kỳ thị những người không uống rượu bia.
Thậm chí, nhiều người vẫn có suy nghĩ biết uống rượu bia sẽ giúp mình tăng cường mối quan hệ, có những chiến hữu, tạo điều kiện cho nhau nâng đỡ trong công việc. Hoặc uống rượu bia thể hiện bản lĩnh của đàn ông,...
“Có thể nói, tất cả những điều gọi là “văn hóa” đó cần phải được loại bỏ”, bà Lan nói.
Ngoài ra, theo ĐB Lan, chúng ta cần tuyên truyền đến người dân về việc khi đã uống rượu bia tuyệt đối không tham gia giao thông, bởi thực tế vẫn còn nhiều người không có ý thức, dù đã uống rượu bia nhưng vẫn tự tin cho rằng mình có thể làm được.
Đặc biệt, việc quan trọng nhất chính là việc giáo dục những thế hệ công dân mới, là tương lại của đất nước. Chúng ta có thể thay đổi từ lúc này bằng cách giáo dục văn hóa và hình thành thói quen.
“Tôi nghĩ, cần có hình thức tuyệt đối cấm trẻ em dưới 18 tuổi sử dụng rượu bia tiếp đến là các giới trẻ như đoàn thanh niên hội phụ nữ hội thanh niên cần được giáo dục nói không với rượu bia tại các địa phương.
Tại một số địa phương, thời gian vừa qua đã tiến hành rất quyết liệt trong việc trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa không uống rượu bia. Tôi thấy đây là một việc làm rất đáng hoan nghênh.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý, thắt chặt các hình thức quảng cáo rượu bia. Ví dụ, trong quảng cáo tuyệt đối không được quảng cáo rượu bia trên trên 15 độ, hoăc tại những sự kiện lớn về văn hóa giáo dục tuyệt đối không được quảng cáo rượu bia; hạn chế
Và điều quan nhất chúng ta cần có các chế tài để xử lý hành vi sản xuất kinh doanh rượu lậu, rượu không rõ nguồn gốc, dẫn đến nguy hiểm tính mạng con người...