Đã đến lúc lập lại trật tự trong thế giới tiền điện tử?

Diendandoanhnghiep.vn Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương thuộc nhóm các nước G7 đã kêu gọi một quy định nhanh chóng và toàn diện đối với tài sản tiền điện tử, sau sự xáo trộn thị trường gần đây.

>> Toàn cảnh các dự án CBDC tại Châu Á

SWIFT mở rộng sang CBDC

Mới đây, Hệ thống nhắn tin và giao thức thanh toán liên ngân hàng (SWIFT) đã thông báo rằng, họ đang làm việc để kết nối các giao thức tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) khác nhau đang được phát triển hiện nay. Theo đó, SWIFT đã hợp tác với Capgemini - nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, thực hiện một loạt thử nghiệm để đảm bảo rằng, bộ CBDC mới có khả năng thanh toán và chuyển tiền xuyên biên giới.

SWIFT đã hợp tác với Capgemini - nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, thực hiện một loạt thử nghiệm để đảm bảo rằng, bộ CBDC mới có khả năng thanh toán và chuyển tiền xuyên biên giới

SWIFT đã hợp tác với Capgemini - nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, thực hiện một loạt thử nghiệm để đảm bảo rằng, bộ CBDC mới có khả năng thanh toán và chuyển tiền xuyên biên giới

Đối với SWIFT, sự kết nối của loại tiền tệ mới này sẽ là yếu tố then chốt cho sự thành công của nó. Mặc dù hiện tại không có nhiều CBDC đang hoạt động, nhưng theo báo cáo từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), có tới 9/10 ngân hàng trung ương hiện đang khám phá về các khả năng của CBDC, có nghĩa là có sự quan tâm lớn đến vấn đề này.

Nick Kerigan, Trưởng bộ phận Đổi mới tại SWIFT đã nhận xét về tầm quan trọng của sự kết nối này, rằng các hệ thống khác nhau và các CBDC khác nhau sẽ cần có khả năng hoạt động cùng nhau một cách hiệu quả, nếu không sẽ cản trở khả năng của các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc thực hiện thanh toán xuyên biên giới thông qua CBDC.

Mặc dù hoạt động bên trong của hệ thống mà SWIFT hợp tác với Capgemin vẫn chưa được giải thích cho công chúng, nhưng SWIFT đã làm rõ rằng, một phần của cơ sở hạ tầng thanh toán đã tồn tại đang được sử dụng lại, bao gồm các tiêu chuẩn nhắn tin ngân hàng, mô hình xác thực hiện có, ISO 20022 và cơ sở hạ tầng khóa riêng của SWIFT.

Cho đến nay, các thử nghiệm sử dụng một số nền tảng sổ cái phi tập trung, chẳng hạn như Corda và Quorum cho thấy có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra. Điều này có nghĩa là CBDC có thể cùng tồn tại với các loại tiền tệ fiat truyền thống bằng cách sử dụng hệ thống SWIFT, trong giai đoạn chuyển tiếp sang số hóa toàn bộ. SWIFT cũng gợi ý về khả năng bao gồm các loại tài sản tiền điện tử khác trong mạng lưới của mình, khi chúng được quản lý ở cấp độ toàn cầu.

>> Điểm yếu của thị trường tiền điện tử: Stablecoin nhưng lại không “Stable”

G7 kêu gọi quy định về tiền điện tử

Cùng thời điểm này, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương từ Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển (G7) đã nhóm họp tại Đức vào ngày 18-20/5. Trong số các chủ đề mà họ thảo luận là quy định về tài sản tiền điện tử sau sự xáo trộn thị trường gần đây và sự sụp đổ của tiền điện tử Terra (LUNA) và đồng stablecoin Terrausd (UST).

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương từ Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển (G7) đã nhóm họp tại Đức

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương từ Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển (G7) đã nhóm họp tại Đức (ảnh: News.Bitcoin)

Thông cáo tóm tắt những quyết định quan trọng của các nhà lãnh đạo tài chính, được công bố rằng: “G7 hỗ trợ công việc của Ban Ổn định tài chính (FSB) để theo dõi và giải quyết các rủi ro về ổn định tài chính phát sinh từ tất cả các dạng tài sản tiền điện tử, đồng thời hoan nghênh sự hợp tác toàn cầu ngày càng tăng, để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản tiền điện tử”.

Giám đốc tài chính G7 cho biết thêm, do sự hỗn loạn gần đây trong thị trường tài sản tiền điện tử, G7 kêu gọi FSB thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và thực hiện quy định nhất quán, toàn diện đối với các tổ chức phát hành cũng như cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử. FSB sẽ phối hợp chặt chẽ với các nhà thiết lập tiêu chuẩn quốc tế về quy định tiền điện tử, nhằm giữ các tài sản tiền điện tử, bao gồm cả stablecoin, theo các tiêu chuẩn giống như phần còn lại của hệ thống tài chính.

Các nhà lãnh đạo tài chính nói thêm: “Chúng tôi tái khẳng định, không có dự án stablecoin toàn cầu nào nên bắt đầu hoạt động cho đến khi nó giải quyết đầy đủ các yêu cầu pháp lý, quy định và giám sát liên quan thông qua thiết kế phù hợp và bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành. G7 vẫn cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quy định cao đối với các stablecoin toàn cầu, tuân theo nguyên tắc cùng hoạt động, cùng rủi ro, cùng quy định”.

Luna thuộc Terraform Labs có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc đã thống trị các tin tức liên quan đến tiền điện tử trong những tuần gần đây, sau khi đồng đồng stablecoin UST của nó giảm xuống dưới 1 đô la Mỹ và tạm dừng giao dịch vào ngày 12/5. UST là một stablecoin thuật toán sử dụng Luna làm đối trọng để duy trì tỷ giá neo với đô la Mỹ, nhưng kể từ khi nó sụp đổ, Luna cũng đã giảm mạnh và hiện chỉ có giá trị dưới 1 USD.

Sau sự sụp đổ của đồng LUNA và UST, một số quốc gia đã độc lập kêu gọi một quy định khẩn cấp về tài sản tiền điện tử, đặc biệt là stablecoin. Tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã nói với Quốc hội vào tuần trước rằng, điều quan trọng và cấp bách là phải điều tiết các stablecoin. Cùng với đó, Chính phủ Vương quốc Anh cũng tái khẳng định cam kết điều chỉnh stablecoin trong tuần này.

Hay tại Trung Quốc, với sự sụp đổ của Luna và UST, giá các loại tiền điện tử khác cũng giảm theo, tạo cho quốc gia này một lý do mới để cảnh báo công chúng về sự nguy hiểm của những tài sản đó, kể từ khi ban hành lệnh cấm giao dịch vào năm 2021 vì lo ngại về sự ổn định tài chính.

Theo tờ Economic Daily đưa tin: “Tiền điện tử từng được các chuyên gia gọi là “vàng kỹ thuật số” và “tài sản phòng vệ rủi ro”, nhưng đến nay, chính nó đang đưa ra bằng chứng thông qua các hành động thể hiện tính rủi ro cao và bong bóng lớn. Những tuần qua đã cho thấy, giá tiền điện tử có thể dễ dàng bị thao túng, mà không có bất kỳ thứ gì có giá trị thực để hỗ trợ chúng”.

Mặc dù vậy, nhiều nhà phân tích vẫn tin rằng, định hướng của nền kinh tế toàn cầu là hướng tới sự chung sống trực tiếp với các tài sản tiền điện tử. Trong khi Nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) được coi là một đối trọng với tiền điện tử, đồng tiền này được quản lý thông qua cơ sở dữ liệu do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) kiểm soát. Nó đã được thử nghiệm ở nhiều thành phố lớn trong vài năm qua và Bắc Kinh đã đẩy nhanh việc triển khai e-CNY trong năm nay với một cuộc thử nghiệm lớn tại Thế vận hội mùa đông 2022 . PBoC cũng đã tăng cường kết hợp với các nền tảng thanh toán di động như WeChat Pay, và Alipay của Ant Group để hỗ trợ e-CNY.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đã đến lúc lập lại trật tự trong thế giới tiền điện tử? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713565254 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713565254 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10