Đà Nẵng: Cần có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

TUẤN VỸ 20/06/2023 10:48

Trong bối cảnh hiện tại, cộng đồng doanh nghiệp tại Đà Nẵng vẫn còn gặp nhiều khó khăn để phục hồi sản xuất kinh doanh vì vậy cần sớm có giải pháp cụ thể để hỗ trợ.

>>"Lấy nỗi lo của doanh nghiệp là nỗi lo của VCCI"

Thông tin từ Cục thống kê Đà Nẵng, từ ngày 16/4/2023 đến 15/5/2023, thành phố đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 394 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện với số vốn đăng ký đạt 1.128,8 tỷ đồng, giảm lần lượt 7,9% và 52,6% số doanh nghiệp và vốn đăng ký so với tháng 4/2023. So với cùng kỳ năm trước, giảm 7,1% và 59,2%.

Theo đó, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt khá thấp (2,86 tỷ đồng/doanh nghiệp) thấp hơn nhiều mức 5,6 tỷ đồng/doanh nghiệp của tháng trước và mức 6,5 tỷ đồng/doanh nghiệp của tháng cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó số doanh nghiệp xin ngừng và tạm ngừng hoạt động vẫn ở mức cao (265 doanh nghiệp), số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động vẫn còn khá khiêm tốn (110 doanh nghiệp).

Theo tìm hiểu, các doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về số lượng đơn hàng, thiếu mặt bằng để mở rộng quy mô sản xuất cũng như tiếp cận nguồn vốn vay. Vì vậy, các doanh nghiệp vẫn cần có thêm nhiều phương án hỗ trợ thiết thực để vượt qua giai đoạn hiện nay.

Theo tìm hiểu, các doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về số lượng đơn hàng, thiếu mặt bằng để mở rộng quy mô sản xuất cũng như tiếp cận nguồn vốn vay,...

Tính đến ngày 15 tháng 5 năm 2023, toàn thành phố có 1.630 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện thành lập mới với tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 6.727,7 tỷ đồng, giảm 8,4% về số doanh nghiệp và giảm 41,5% về số vốn so với cùng kỳ 2022. Cũng trong 5 tháng đầu năm, có 265 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc hoàn tất thủ tục giải thể, xin rời khỏi thị trường, tăng gần 6,9% so với cùng kỳ. Một số ngành vẫn còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid nên số doanh nghiệp, văn phòng đại diện đăng ký tạm ngừng không ngừng tăng lên (2.662 doanh nghiệp, tăng 17,2%), số doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc quay trở lại hoạt động giảm 39,2% so với cùng kỳ.

Theo tìm hiểu, các doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về số lượng đơn hàng, thiếu mặt bằng để mở rộng quy mô sản xuất cũng như tiếp cận nguồn vốn vay. Vì vậy, các doanh nghiệp vẫn cần có thêm nhiều phương án hỗ trợ thiết thực để vượt qua giai đoạn hiện nay.

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất chế biến kinh doanh xuất nhập khẩu Hương Quế cho hay vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải đó là thiếu mặt bằng để mở rộng nhà xưởng. Theo ông Sơn, hiện tại công ty của ông đang có gần 100 lao động nhưng chỉ có gần 60 người làm việc tại cơ sở, còn lại phải làm việc tại nhiều địa điểm khác.

“Hiện nay doanh nghiệp tại Đà Nẵng tạm dừng hoạt động khá nhiều nhưng chúng tôi vẫn trong tình trạng hoạt động tốt và tăng số lượng sản phẩm, tuy nhiên việc mở rộng quy mô lại rất khó khăn. Doanh nghiệp đã nhiều lần kiến nghị địa phương hỗ trợ cho thuê mặt bằng để mở rộng nhà xưởng nhưng bất thành. Nếu giờ chúng tôi thuê đất của tư nhân để lập cơ sở thì chi phí sẽ tăng lên rất nhiều, ảnh hưởng đến sản xuất”, ông Sơn cho hay.

Cũng theo vị này, ngoài hỗ trợ về mặt bằng thì các cơ quan chuyên môn của địa phương cần có phương án hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận các đơn vị bán lẻ. Hiện nay, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn về việc đưa sản phẩm vào các trung tâm thương mại, điểm bán hàng lớn vì rào cản của các chủ sở hữu.

“Chưa kể đến là hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường dày đặc ảnh hưởng đến các sản phẩm chính thống. Các cơ quan chức năng cần có cơ chế xử lý cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp. Cùng với đó là tạo lập sự công bằng trong kinh doanh”, ông Sơn nói thêm.

Để gia tăng các giải pháp hỗ trợ, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng cũng đã kiến nghị rằng doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa  nói riêng cần được đối xử bình đẳng như các khu vực khác. Cụ thể, địa phương cần công khai minh bạch các chính sách hỗ trợ, các dự án đầu tư của thành phố để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận, tham gia được.

Ngoài ra, đơn vị cũng  kiến nghị địa phương tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, các hoạt động kết nối giao thương, các chương trình khuyến mại kích cầu mua sắm, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,… phù hợp với bối cảnh và tình hình khó khăn hiện nay. Đồng thời, cần có biện pháp để tháo gỡ những vướng mắc trong điều kiện tiếp cận các khoản vốn vay ưu đãi của doanh nghiệp để các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi thực sự phát huy hiệu quả.

Các giải pháp cụ thể về hỗ trợ doanh nghiệp cần sớm được triển khai để các đơn vị phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Các giải pháp cụ thể về hỗ trợ doanh nghiệp cần sớm được triển khai để các đơn vị phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng cho rằng cần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiẹp. đồng thời, tập trung cải cách một số lĩnh vực thủ tục hành chính có tác động lớn đến doanh nghiệp và còn nhiều phiền hà theo phản ánh từ các doanh nghiệp như đất đai, thuế, bảo hiểm xã hội, xây dựng, quản lý thị trường, giao thông,...

“Cần tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư kinh doanh, giảm thiểu tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa một số văn bản pháp luật về đầu tư kinh doanh, tạo ra “điểm nghẽn” cho hoạt động đầu tư. Quá trình xây dựng các dự thảo cần tiếp tục tham vấn rộng rãi, công khai cộng đồng doanh nghiệp, có tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý cần được minh bạch để tạo niềm tin cho cộng đồng kinh doanh”, ông Bình nói.

Mới đây, Đà Nẵng đã có quyết định về việc triển khai chuỗi các giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng với tình hình mới, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và phục hồi nhanh, đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững. Trong đó, tại nhóm các giải pháp ngắn hạn địa phương sẽ khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh.

Về nhóm giải pháp trung và dài hạn, Đà Nẵng sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Tập trung giải quyết các bất cập do quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng và tài nguyên, môi trường. Song song, thực hiện tích hợp các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật. Đà Nẵng cũng sẽ rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số, triển khai dịch vụ công trực tuyến,...

Có thể bạn quan tâm

  • Hỗ trợ doanh nghiệp

    Hỗ trợ doanh nghiệp "hấp thụ" vốn để chờ phục hồi

    04:00, 20/06/2023

  • Nền tảng Chaintracer hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện lừa đảo

    Nền tảng Chaintracer hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện lừa đảo

    23:30, 15/06/2023

  • Hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ phát triển

    Hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ phát triển "Make in Việt Nam"

    21:54, 14/06/2023

  • Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng

    Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng

    10:00, 07/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đà Nẵng: Cần có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO