Đà Nẵng đóng cửa 2 nhà máy thép thêm 6 tháng: Niềm tin doanh nghiệp cũng... chết?

Hương Thu 30/11/2018 12:23

UBND TP Đà Nẵng vừa có quyết định xử phạt hai nhà máy Thép Dana Ý và Dana Úc hơn 1,1 tỷ đồng và yêu cầu hai nhà máy thép dừng hoạt động trong 6 tháng để khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.

Ngay sau khi nhận được quyết định số 5585/QĐ-XPVPHC của UBND TP Đà Nẵng về việc xử phạt hai nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc, Hội Doanh nhân Trẻ, Hội luật sư TP Đà Nẵng đồng nêu ý kiến và bày tỏ quan ngại trước cách “hành xử” của chính quyền Đà Nẵng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư và sự phát triển kinh tế của TP.

br class=

Toàn bộ hoạt động của hai nhà máy Thép Dana Úc và Dana Ý bị ngưng trệ từ đầu năm 2018.

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp lên tiếng

Liên quan đến quyết định mới mất của UBND TP. Đà Nẵng phát đi ngày 22/11, ông Hà Đức Hùng, Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ Đà Nẵng khẳng định: “Cần nhìn đúng bản chất của vấn đề ở đây là TP đã sai lầm trong quy hoạch, bố trí 2 nhà máy thép Dana - Ý và Dana – Úc đến khu vực gần dân cư chứ không phải do nhà máy thép gây ô nhiễm, kết quả quan trắc của các đoàn thanh tra đã chứng minh điều đó”.

Đại diện cho “tiếng nói” của doanh nghiệp trên địa bàn, ông Hùng nhấn mạnh: “Nếu quy hoạch đầy đủ, quy hoạch đúng chuẩn thì không có câu chuyện bức xúc của người dân. Cụ thể, tại Công văn 1026-CV/VPTU ngày 21/11/2018 của Văn phòng Thành ủy gửi cho Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng đã khẳng định: “Thường trực Thành ủy thống nhất chủ trương chấm dứt hoạt động hai nhà máy thép Dana – Úc và Dana – Ý do việc bố trí hai nhà máy thép không phù hợp với ngành nghề tại khu vực”. Rõ ràng, doanh nghiệp chấp hành chủ trương bố trí của TP và cũng là nạn nhân trong vấn đề này”.

  Cần nhìn đúng bản chất của vấn đề ở đây là thành phố Đà Nẵng đã sai lầm trong quy hoạch, bố trí 2 nhà máy thép Dana - Ý và Dana – Úc đến khu vực gần dân cư chứ không phải do 2 nhà máy thép gây ô nhiễm.

Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ cho biết thêm, tại buổi “Tọa đàm mùa xuân 2018”, đồng chí Bí thư Trương Quang Nghĩa đã khẳng định với cộng đồng doanh nghiệp, “chủ trương của lãnh đạo TP là cái lợi cho doanh nghiệp thì dù nhỏ cũng phải làm, cái gì gây khó khăn cho doanh nghiệp thì dù lớn phải tháo gỡ”. Nhưng thực tế vừa qua, hai doanh nghiệp Thép phải dừng hoạt động nhiều tháng mà không được TP giải quyết đang sống dở chết dở và hiện nay, TP lại có chủ trương chấm dứt hoạt động của nhà máy.

Có thể bạn quan tâm

  • Chính phủ chỉ đạo Đà Nẵng xử lý vụ việc hai nhà máy Thép: Doanh nghiệp nói gì?

    Chính phủ chỉ đạo Đà Nẵng xử lý vụ việc hai nhà máy Thép: Doanh nghiệp nói gì?

    11:04, 24/11/2018

  • Chủ tịch TP Đà Nẵng: “Chưa đủ cơ sở để đóng cửa hai nhà máy Thép”

    Chủ tịch TP Đà Nẵng: “Chưa đủ cơ sở để đóng cửa hai nhà máy Thép”

    17:30, 06/11/2018

  • Kết luận thanh tra 2 nhà máy Thép: Sai phạm đến đâu xử lý đến đó

    Kết luận thanh tra 2 nhà máy Thép: Sai phạm đến đâu xử lý đến đó

    17:04, 07/10/2018

  • Đà Nẵng xử lý hai nhà máy Thép Dana Ý và Dana Úc: Phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

    Đà Nẵng xử lý hai nhà máy Thép Dana Ý và Dana Úc: Phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

    11:30, 23/07/2018

Luật sư cũng... băn khoăn

Luật sư Lê Ngô Hoài Phong, Trưởng Chi nhánh VPLS Phạm và Liên Danh, đoàn Luật sư TP Đà Nẵng cho biết nhiều điểm bất cập trong các văn bản chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP.Đà Nẵng, cụ thể như trong công văn số 1062-CV/VPTU ngày 21/11/2018 của VP thành ủy Đà Nẵng trả lời Hội doanh nhân trẻ Đà Nẵng liên quan đến hoạt động 2 nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý đã thể hiện nhiều vấn đề quan trọng, đáng được lưu tâm:

Thứ nhất, trong văn bản này, Thành ủy đã thừa nhận lỗi sai về quy hoạch. Như vậy, vì sao thành phố không sửa sai mà lại buộc nhà máy “chấm dứt hoạt đông”? phải chăng thành phố buộc nhà máy “chấm dứt hoạt động” là cách để sửa sai về quy hoạch?

Thứ hai, để giải quyết cái sai trong quy hoạch, thành phố đưa ra 02 giải pháp là di dời dân hoặc di dời nhà máy. Trước đây, thành phố có chủ trường “di dời dân (giải tỏa, đền bù)” giữ nguyên nhà máy. Sau hơn 10 năm thực hiện thì thành phố thay đổi chủ trương này. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là vì sao thành phố không “di dời nhà máy (giải tỏa, đền bù)” mà lại “chấm dứt hoạt động nhà máy”. Về bản chất, việc di dời và chấm dứt hoạt động là 2 việc hoàn toàn khác nhau.

Thứ ba, thành phố có chủ trương chấm dứt hoạt động nhà máy nhưng mặt khác lại ra quyết định buộc nhà máy tạm dừng họat động 6 tháng để khắc phục. Rõ ràng trong chủ trương và đường lối thực hiện của thành phố đang tự mâu thuẫn với nhau. Như vậy, thành phố buộc nhà máy dừng hoạt động 6 tháng nhằm mục đích gì? Phải chăng, thành phố có một toan tính khác?

Thứ tư, văn bản trên đã xác định việc chấm dứt hoạt động nhà máy có liên quan đến quy hoạch. Vấn đề khắc phục mấu chốt ở đây là khoảng cách cách ly giữa nhà máy và khu dân cư. Việc này ngoài khả năng của doanh nghiệp mà phải thuộc trách nhiệm của thành phố. Thành phố yêu cầu doanh nghiệp “khắc phục”, không khác nào là đang“đánh đố” doanh nghiệp.

Hơn ai hết, chính quyền TP.Đà Nẵng đang biết rõ rất tình trạng khủng hoảng của hai doanh nghiệp thép trong thời gian qua. Chắc không cần đến 6 tháng, mà chỉ trong tích tắc hai doanh nghiệp thép Dana Ý và Dana Úc sẽ “chết” và kéo theo nhiều hệ lụy xã hội nhưng không lẽ môi trường đầu tư và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp tại “thành phố đáng sống” nhất nước sẽ chết theo?

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đà Nẵng đóng cửa 2 nhà máy thép thêm 6 tháng: Niềm tin doanh nghiệp cũng... chết?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO