Đà Nẵng tìm cách "gỡ nút thắt" cho sản phẩm du lịch đêm

TUẤN VỸ 21/04/2021 07:02

Có Đề án phát triển kinh tế đêm, tuy nhiên việc xây dựng các sản phẩm du lịch đêm tại Đà Nẵng vẫn gặp nhiều vướng mắc, chưa thể thực hiện đồng bộ.

Quyết định 1299/QĐ-TTg  ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam, Đà Nẵng là 1 trong 10 địa phương được chọn làm thí điểm. Tuy nhiên, địa phương vẫn đang lúng túng triển khai phương án xây dựng sản phẩm du lịch đêm.

Thiếu đồng bộ

Là địa phương có thế mạnh về du lịch, tuy nhiên thời gian qua Đà Nẵng chỉ mới thực hiện tốt việc khai thác các sản phẩm du lịch ban ngày. Vào ban đêm, khách du lịch đến thành phố thường thiếu địa điểm để vui chơi, trải nhiệm. Do đó, việc chi tiêu của khách du lịch cũng vì thì mà chững lại.

Vấn đề “thừa chỗ ngủ, thiếu chỗ chơi” là tiền đề để Thủ tướng ban hành quyết định phát triển kinh tế đêm. Trong đó chú trọng xây dựng các mô hình sản phẩm du lịch đêm nhằm thu hút khách du lịch ở lại với địa phương lâu hơn, ngành du lịch có thể “móc ví” được của du khách nhiều hơn.

Hiện tại Đà Nẵng đã khai thác rất tốt và triệt để các dịch vụ du lịch vào ban ngày.

Hiện tại Đà Nẵng đã khai thác rất tốt và triệt để các dịch vụ du lịch vào ban ngày.

Tuy nhiên, việc triển khai hiện nay vẫn thiếu hiệu quả. Khi các quy định của địa phương và Trung ương chưa có sự nhất quán với nhau. Việc chống chéo các loại văn bản khác nhau khiến du lịch đêm Đà Nẵng vẫn chưa xây dựng được một mô hình chung, đồng bộ và đúng tầm.

Ông Tán Văn Vương - Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho rằng, dịch COVID-19 đã mang lại thách thức lớn đối với việc phát triển kinh tế đêm của thành phố. Ngoài ra, những vấn đề về an sinh xã hội, trật tự, môi trường,... cũng là bài toán cần có lời giải sớm.

"Do đó, để phát triển lâu dài, cần có quy hoạch phát triển không gian riêng biệt, cơ sở hạ tầng công cộng. Ngoài ra, cần có thêm cơ chế chính sách thu hút đầu tư các dịch vụ phục vụ kinh tế ban đêm", ông Tán Văn Vương nêu vấn đề.

Việc thiếu đồng bộ các quy định từ Trung ương đến địa phương khiến Đà Nẵng lúng túng trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch đêm.

Việc thiếu đồng bộ các quy định từ Trung ương đến địa phương khiến Đà Nẵng lúng túng trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch đêm.

Theo ông Vương, Trung ương cần sớm ban hành chính sách đặc thù về kinh tế ban đêm, tạo tiền đề để các địa phương thu hút đầu tư, xây dựng sản phẩm, dịch vụ vào ban đêm hấp dẫn và có quy mô như cơ chế chính sách về tín dụng, thời gian hoạt động,...

Ngoài ra, Đề án cho hoạt động kinh tế đêm từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng nhưng các nghị định, quy định là từ 12 giờ. Cho nên, cần một cơ chế thống nhất cho các địa phương thì điểm được thực hiện đúng thời gian và hiện nay Đà Nẵng cũng đang rất lúng túng vấn đề này.

"Cần có thêm các chính sách về giá điện, sớm đề xuất các mô hình phát triển kinh tế đêm phù hợp với tình hình của từng địa phương và nhu cầu thị hiếu của du khách.Tổ chức đào tạo và bồi người nguồn nhân lực du lịch có khả năng quản lý và phát triển kinh tế ban đêm. Có thể phối hợp vi Bộ Công an nghiên cứu và sớm đề xuất thành lập thí điểm mô hình cảnh sát du lịch để xử lý các vấn đề an ninh trật tự đối với du khách", ông Tán Văn Vương nêu đề xuất.

Cần nhiều hơn nữa các sản phẩm đêm

Ông Lê Tấn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Nam (Vitours) nhận định, đề án phát triển kinh tế đêm hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, cần thiết phải nghiên cứu nhu cầu về du lịch đêm của khách du lịch.

"Năm 2022, 2023 là những năm tiếp theo cần xác định du lịch Việt Nam sẽ đón những thị trường khách nào. Nhu cầu của từng thị trường khách nhau do đó việc đầu tư hoạt động là cần thiết xem xét", ông Tùng nói.

Cũng theo vị này, cần phải xác định rằng ban đêm khách chỉ có 3 nhu cầu chính là ăn uống, mua sắm, vui chơi - giải trí là chính. Do đó, các sản phẩm liên quan đến ban ngày cũng không nên tập trung quá nhiều. Đồng thời, Đà Nẵng nên tập trung vào việc chủ động tổ chức hoặc thu hút các chương trình, lễ hội, cuộc thi mang tầm quốc tế để thu hút du khách.

"Các sản phẩm du lịch đêm cần tập trung vào trình diễn, tạo không gian riêng cho sản phẩm. Về lưu niệm có thể tập trung vào sản phẩm địa phương. Đặc biệt, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp về đêm sẽ là lựa chọn tối ưu đối với du khách. Ngoài ra, có thể tổ chức dịch vụ casino, vui chơi giải trí có thưởng tại các khu vực khép kín", ông Tùng kiến nghị.

Đà Nẵng nên tập trung vào việc chủ động tổ chức hoặc thu hút các chương trình, lễ hội, cuộc thi mang tầm quốc tế để thu hút du khách.

Đà Nẵng nên tập trung vào việc chủ động tổ chức hoặc thu hút các chương trình, lễ hội, cuộc thi mang tầm quốc tế để thu hút du khách.

Đa số các doanh nghiệp du lịch đều cho rằng cơ chế chính sách cần nhất quán và đồng bộ hơn nữa, tránh việc "trên cho dưới không cho" gây hại cho doanh nghiệp. Đặc biệt, đại đa số doanh nghiệp muốn có quy hoạch khu kinh tế đêm tập trung để tận dụng tối đa tài nguyên ban đêm của thành phố.

Bà Phùng Phạm Thanh Thúy – Giám đốc kinh doanh Sunworld miền Trung nói rằng sau giai đoạn COVID thì thị trường nội địa vẫn là thị trường trọng tâm trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Hiện tại, Đà Nẵng vẫn ưu tiên các địa phương có đường bay trực tiếp đến thành phố, trong đó chú trọng thu hút lượng khách là đoàn học sinh, du lịch MICE,... đến với thành phố.

Thông tin từ bà Thúy, Sungroup hiện tại vẫn triển khai các dịch vụ về đêm thông qua các dự án trên địa bàn thành phố. Riêng Bà Nà năm 2019 đã đón 5.2 triệu lượt khách tham quan, chiếm khoản 60% lượng khách đến Đà Nẵng.

Các doanh nghiệp đề xuất sản phẩm du lịch đêm cần tập trung vào trình diễn, tạo không gian riêng cho sản phẩm.Về lưu niệm có thể tập trung vào sản phẩm địa phương.

Các doanh nghiệp đề xuất sản phẩm du lịch đêm cần tập trung vào trình diễn, tạo không gian riêng cho sản phẩm.Về lưu niệm có thể tập trung vào sản phẩm địa phương.

"Khi đưa gói kinh tế đêm vào khai thác đơn vị đã đầu tư hệ thống chiều sáng với tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Trong gói combo đêm đã đón được 120.000 lựơt khách ban đêm ở lại tham quan, con số này rất khiêm tốn. Thời gian tới,Sungroup vẫn tiếp tục đầu tư các dự án trên Bà Nà với mục tiêu xây dựng thêm 3000 phòng, hầm rượu và các show diễn", bà Thúy chia sẻ.

Tiếp theo đó, Sungroup sẽ có "show diễn triệu đô" vào ban đêm để sau này du khách đến Bà Nà vào ban ngày sẽ bỏ thêm tiền chi tiêu, mua vé để xem show diễn đó. Với tình hình dịch bệnh được kiểm soát Sungroup sẽ đưa vào khai thác vào năm 2024 - 2025.

Bà Thúy cho biết thêm, Sungroup cũng đã bàn với lãnh đạo TP. Đà Nẵng về việc mở rộng khu vực kinh tế đêm tại vùng trung tâm. Việc đầu tư trong tương lai sẽ có thêm các khu lưu trú, mua sắm,... để góp phần vào phát triển kinh tế đêm. Đồng thời, biến khu này trở thành khu downtow của thành phố kết hợp với phố đi bộ Bạch Đằng.

"Có thể khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị mở cửa 24/24 để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng trong bối cảnh chưa thiết kế được trung tâm kinh tế về đêm. Ngoài ra, cần tối ưu các dịch vụ về giao thông công cộng, giải quyết các bài toán về hạ tầng thành phố, ủng hộ thời gian khai thác kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia vào việc khai thác sản phẩm đêm trên địa bàn", bà Phùng Phạm Thanh Thúy nói thêm.

Có thể bạn quan tâm

  • Khách du lịch đến Đà Nẵng tăng đột biến vào dịp lễ

    Khách du lịch đến Đà Nẵng tăng đột biến vào dịp lễ

    14:49, 19/04/2021

  • Đà Nẵng chi hơn 15.000 tỷ thực hiện đề án bảo vệ môi trường

    Đà Nẵng chi hơn 15.000 tỷ thực hiện đề án bảo vệ môi trường

    12:08, 19/04/2021

  • Khuấy động cảm xúc cùng sự kiện khởi động dự án Aria Đà Nẵng Hotel & Resort

    Khuấy động cảm xúc cùng sự kiện khởi động dự án Aria Đà Nẵng Hotel & Resort

    15:08, 13/04/2021

  • Hủy chợ đêm khiến tiểu thương

    Hủy chợ đêm khiến tiểu thương "lao đao": Chính quyền Đà Nẵng nói gì?

    09:10, 10/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đà Nẵng tìm cách "gỡ nút thắt" cho sản phẩm du lịch đêm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO