Những ứng dụng của kinh tế số đang thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống xã hội và nền kinh tế toàn cầu như một hiện tượng khách quan.
Các dịch vụ mới trên nền tảng số liên tục được phát triển với sự tối ưu về chi phí giao dịch. Nhưng câu chuyện định danh, quản lý các mô hình kinh doanh mới này như thế nào hiện vẫn là một bài toán khó. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của Sandbox được xem như là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng trên.
“Sandbox” cho mô hình kinh tế mới
Ai cũng biết tính ưu việt khi dùng công nghệ vào mô hình kinh doanh mới giúp tính cạnh tranh cao. Nhưng nhiều doanh nghiệp truyền thống vẫn lo ngại rằng, sự xuất hiện của phương thức kinh doanh mới không những sẽ “phá hủy” các phương thức kinh doanh kiểu cũ mà còn tạo ra khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, gây khó khăn cho hoạt động quản lý, thu thuế.
Ví dụ điển hình, có thể kể đến sự xuất hiện của Uber, tại Việt Nam Uber xuất hiện và biến mất trong “nháy mắt” khiến chúng ta còn chưa kịp định danh được các loại hình công nghệ này chứ chưa nói gì đến chuyện thu thuế.
Tương tự như sự xuất hiện của Uber trong lĩnh vực vận tải, các mô hình kinh doanh mới đang xuất hiện tại rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, kinh doanh… sự xuất hiện của các phương thức kinh doanh kiểu mới này sẽ làm thay đổi hoàn toàn các quan hệ giao dịch hiện có, tạo ra cân bằng cung cầu và giá dịch vụ được xác định dựa trên phân tích cung cầu. Nhưng đây là những phương thức quá mới nên việc quản lý các phương thức này sẽ không khỏi khó khăn.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam có thể tiến hành giải pháp thực thi kế hoạch thí điểm, hay còn gọi là “sandbox” để nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá tác động toàn diện của các mô hình kinh tế mới đối với thị trường, từ đó xây dựng khung chính sách đúng đắn. Được ví như “đặc khu” cho các mô hình kinh doanh mới, “sandbox” có thể được dùng để đánh giá tác động của các mô hình kinh tế mới. Ví dụ một “sandbox” có thể có một số doanh nghiệp đang theo đuổi mô hình, công nghệ mới. Họ sẽ được phép vận hành trong một thời gian và một phạm vi địa lý nhất định, từ đó khai thác dữ liệu vận hành, nghiên cứu, đánh giá tác động của các mô hình mới và đưa ra khung chính sách phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
14:18, 10/05/2019
18:48, 03/05/2019
06:26, 03/05/2019
10:47, 02/05/2019
00:25, 10/04/2019
16:59, 20/03/2019
10:59, 20/03/2019
Bài học từ Thụy Sỹ
Tại Thụy Sỹ, một quốc gia không có lợi thế về Blockchain và tiền mã hóa, nhưng chính quyền nơi đây đã tạo ra một tiền lệ là “đặc khu blockchain, đặc khu tiền ảo” tức là chào đón, cho phép các dự án tiền ảo, tiền kỹ thuật số hay những ứng dụng của công nghệ blockchain của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn có chỗ để đăng ký kinh doanh, có văn phòng, trụ sở, địa chỉ làm việc, tên miền website… được phép hoạt động, thoải mái sáng tạo (trong khuôn khổ pháp luật hiện hành của Thụy Sỹ). Sau một thời gian, nhờ những thử nghiệm táo bạo, Thụy Sĩ đã trở thành “thung lũng tiền ảo, thung lũng blockchain, cái nôi đỡ đầu blockchain” và rất nhiều doanh nghiệp, startup, cá nhân, các nhà đầu tư… trong lĩnh vực này cũng đã tìm đến đây.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy với sandbox có 3 vấn đề cần được quan tâm và xử lý ở tầm chính sách:
Thứ nhất: Khi thành lập một kế hoạch thí điểm, cần đảm bảo số lượng doanh nghiệp tham gia vừa đủ để đánh giá tác động sâu rộng nhưng cũng không nên quá nhiều và trùng lặp về mô hình kinh doanh để tránh lãng phí nguồn lực.
Thứ hai: Đối tượng doanh nghiệp tham gia cũng cần có sự chọn lọc kỹ càng.
Thứ ba: Đề cao mối quan hệ hợp tác công tư giữa các doanh nghiệp và cơ quan Chính phủ, nhằm chia sẻ thông tin minh bạch, công khai và đẩy nhanh tiến độ thí điểm, từ vài năm xuống còn vài tháng, để thúc đẩy chính sách sớm được thực thi.
Thông qua bài học kinh nghiệm của một số quốc gia, Việt Nam cần thiết có một "sandbox" - kế hoạch thí điểm để tạo không gian, thời gian cho những nền tảng công nghệ, mô hình kinh doanh mới chứng minh khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.