“Đặc trị” quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm – Đừng “chặt cành, tỉa lá”

Diendandoanhnghiep.vn Trước hàng loạt loại hình quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm, nhiều biện pháp đã được các cơ quan quản lý đưa ra, tuy nhiên, vẫn chỉ như “chặt cành, tỉa lá”…

Thời gian vừa qua, hàng loạt quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) vi phạm nở rộ trên nhiều kênh quảng cáo từ mạng xã hội, mạng quảng cáo trực tuyến (Ad Network), website,… với những câu từ mạnh như: “trị tận gốc bệnh”, “vị cứu tinh”, “giải pháp hoàn hảo”, “sản phẩm đặc trị”... hay như “cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm bệnh/triệu chứng sau 2 tháng hoặc 3 tháng”… gây hiểu lầm về công dụng, tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho người sử dụng, cần chấn chỉnh.

Thực tế, các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều khuyến cáo, cảnh báo, bên cạnh đó là không ít những quy định nhằm quản lý hiện trạng đã nêu được ban hành, thế nhưng, những vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại và diễn biến ngày một phức tạp.

Những cụm từ có thể dẫn đến

Tràn lan quảng cáo TPCN, TPBVSK "thổi phồng" công dụng trên mạng, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho người tiêu dùng - Ảnh: THCL

Mới đây, một số quy định được cho là “đặc trị” các quảng cáo vi phạm đã được đưa ra, trong đó, từ việc chấn chỉnh các nghệ sĩ tham gia quảng cáo, tiếp tay cho TPCN, TPBVSK “thổi phồng” công dụng cho tới xử phạt, đóng cửa các trang mạng xã hội, website, nếu xuất hiện quảng cáo vi phạm như đã nêu. Trong đó, các website báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp,… cũng sẽ bị xử phạt nếu để các quảng cáo Ad Network hiển thị các quảng cáo TPCN, TPBVSK vi phạm, “thổi phồng” công dụng, trong đó có cả các Ad Network của nước người.

Đây là một hành động cần thiết, đặc biệt, khi tình trạng vi phạm về quảng cáo TPCN, TPBVSK đang ngày một gia tăng và rầm rộ, tiềm ẩn nguy hại, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, gây bức xúc cho dư luận. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, xét về mặt công nghệ, việc xử phạt như vậy không thể xử lý triệt tận gốc được vi phạm mà chỉ như “chặt cành, tỉa lá”.

Một chuyên gia công nghệ chia sẻ, thực tế khi sử dụng Ad Network, đặc biệt là các Network nước ngoài việc loại bỏ những quảng cáo vi phạm không phải là không thể, tuy nhiên, hầu hết những nhà cung cấp quảng cáo này đều sử dụng công nghệ AI (viết tắt của Artifical Intelligence - Trí tuệ nhân tạo) là công nghệ mô phỏng từ hành vi người tiêu dùng, sở thích, theo dõi lịch sử tìm kiếm,… vậy nên, mọi hiển thị quảng cáo đều xuất hiện theo mục tiêu tìm kiếm của người sử dụng mạng internet, các Ad Network tự động nhận dạng, phê duyệt các quảng cáo khi khách hàng có nhu cầu, việc phân phối các quảng cáo này cũng hoàn toàn tự động, chỉ khi có kiến nghị hay yêu cầu gỡ bỏ từ các cơ quan chức năng nước sở tại thì nhà quản lý mới can thiệp như vụ việc gỡ các quảng cáo thuốc gia truyền ba đời vừa qua trên youtube. Nếu xử phạt các website thông tin, hay các trang mạng xã hội để hiển thị quảng cáo vi phạm có vẻ hơi thiếu công bằng với các chủ thể sở hữu bởi bản thân họ cũng khó can thiệp vào được từng quảng cáo một trên Network.

Muốn

Mạnh tay với những quảng cáo vi phạm là cần thiết, thế nhưng, cần xử lý tận gốc thay vì "chặt cành, tỉa lá" như hiện nay - Ảnh minh họa

“Thay vì soi từng website, soi từng banner quảng cáo thì các cơ quan quản lý, các lực lượng chức năng nên tập trung quản lý từ nhà sản xuất, nhà phân phối sản phẩm, bởi rất đơn giản, chỉ cần họ nói không với quảng cáo vi phạm, “thổi phồng” công dụng đối với các sản phẩm của họ thì bản thân các Network đều “sạch” không cần “dọn”, chuyên gia này nêu quan điểm.

Thực tế, chuyện “thổi phồng” công dụng quảng cáo TPCN, TPBVSK không phải là câu chuyện mới, tuy nhiên, có một thực tại khiến dư luận vô cùng quan ngại là khi cơ quan quản lý cấp giấy phép quảng cáo cho các sản phẩm này không biết vô tình hay cố ý vẫn chấp thuận để một số nhà phân phối, nhà sản xuất thản nhiên cài vào lời khẳng định: “Cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không hiệu quả…”(?).

Việc cấp phép quảng cáo có nội dung

Chỉ là TPCN, TPBVSK liệu có đủ điều kiện "cam kết hoàn 100% tiền..." như trong nội dung cấp phép?

Bên cạnh những nội dung đã nêu, một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định số 38/2021/NĐ-CP mới đây đưa ra là chế tài xử phạt hành vi vi phạm về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử tại khoản 2, Điều 38, vi phạm về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử gồm: Không thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định; Thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây; Thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin, bài.

Về quy định trên, thông tin với báo chí, Luật sư Lê Hồng Vân – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, việc quy định thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây là thiếu thực tế, quá ngắn để có thể truyền tải thông điệp, gây khó khăn cho việc quảng cáo trên báo chí của các báo điện tử và doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, trên các nền tảng cho phép chạy quảng cáo như Youtube, Facebook, game… thời gian tối thiểu để người xem có thể tắt quảng cáo là 5 giây, thậm chí có nhiều trường hợp lên tới 15 giây.

Thay vì chỉ “chặt cành, tỉa lá” liệu đã đến lúc cần phải quản lý quảng cáo sản phẩm từ nhà sản xuất, nhà phân phối? Bởi chỉ có xử lý tận gốc được vi phạm thì các doanh nghiệp chân chính mới không bị ảnh hưởng, người tiêu dùng mới không bị đe dọa đến sức khỏe bởi những quảng cáo “thổi phồng” công dụng của TPCN, TPBVSK.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Đặc trị” quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm – Đừng “chặt cành, tỉa lá” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714167389 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714167389 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10