Chiến lược đại dương xanh: (Kỳ 1) Câu chuyện Marvel

Diendandoanhnghiep.vn Từ truyện tranh thiếu nhi tới vũ trụ siêu anh hùng, Marvel hai lần chuyển mình thành công bằng việc khai phá thị trường mới, thành một điển hình của chiến lược Đại dương xanh.

>>Chiến thắng "tử thần" (Kỳ 3): Vũ trụ Marvel tự cứu mình ra sao?

Marvel là một ví dụ minh họa về sự đổi mới

Marvel là một ví dụ minh họa về sự đổi mới

Trong văn hóa đại chúng hiện nay, Marvel là cái tên cực kỳ nổi tiếng. Hoặc có thể nhiều người chưa nghe về Marvel, nhưng sẽ quen thuộc với những nhân vật của họ như Người nhện hay Hulk.

Marvel đang ở trong thời kỳ cực thịnh của mình với hàng loạt phim bom tấn. Các bộ phim như The Avengers, Age of Ultron, Infinity War, Endgame và Black Panther nằm trong danh sách những phim siêu anh hùng có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Thậm chí Endgame còn là một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất.

Mặc dù vậy Marvel cũng có thời kỳ tăm tối. Hai mươi năm trước, hãng suýt nữa phải phá sản với số nợ 250 triệu USD, kênh bán hàng suy yếu, khách hàng bất mãn còn nhân viên thì gặp khó khăn.

Marvel thành lập năm 1939 với tư cách là một công ty truyện tranh. Marvel hoạt động mạnh trong những năm đầu tiên, ở thời điểm các siêu anh hùng không còn hợp thời. Nhân vật nổi tiếng duy nhất của họ là Captain America, được tạo ra để khuyến khích người Mỹ ủng hộ Thế Chiến II.

Đến những năm 1960, Marvel quyết định chuyển hướng, không nhắm đến truyện tranh cho con nít nữa. Bộ ba Stan Lee, Jack Kirby và Steve Ditko tạo ra những nhân vật mới phức tạp hơn, thu hút các sinh viên đại học. Lần lượt các nhân vật như Spider Man, Iron Man, The Hulk hoặc The X-Men ra đời. Việc này khiến Marvel phất lên nhanh chóng.

Tuy nhiên đến năm những năm 1980, tình hình bị thay đổi. Đội ngũ quản lý Marvel lúc này bỏ túi được hàng trăm triệu đô, nhưng đồng thời cũng cắt giảm nhân sự và những kênh bán lẻ, khiến khán giả giận dữ và bối rối. Dần dần công ty sụp đổ và suýt nộp đơn phá sản năm 1996.

Và một lần nữa Marvel vượt lên chính mình, tìm đến “vùng đất mới” để phát triển. Năm 1999, Peter Cuneo trở thành Tổng giám đốc của Marvel. Ông có một trong những quyết định sáng suốt nhất đời mình khi đưa Marvel vào mảng phim ảnh. Điều này đã giúp Marvel thành công trong thiên niên kỷ mới, trở thành Marvel Studios và được Disney mua lại với giá tận 4 tỷ USD năm 2009.

Không chỉ vậy, Marvel và Cuneo còn chuyển đổi toàn bộ mô hình sản xuất phim. Hay nói cách khác, là cách một bộ phim được tạo thành. Có thể nói Marvel không chỉ tiến vào một vùng đất mới, mà còn “cải tạo” lại vùng đất đó, làm nó trở nên màu mỡ hơn.

Chiến lược đại dương danh tức là việc một công ty tạo ra những sản phẩm vừa có sự khác biệt

Chiến lược đại dương xanh tức là việc một công ty tạo ra những sản phẩm vừa có sự khác biệt

 >>Chiến lược tư duy tạo giá trị

Câu chuyện của Marvel là một ví dụ minh họa về sự đổi mới, về việc thành công tiến vào lĩnh vực mới. Điều này cũng mang dáng dấp của chiến lược đại dương xanh - một chiến lược kinh doanh nức tiếng.

Chiến lược đại dương xanh tức là việc một công ty tạo ra những sản phẩm vừa có sự khác biệt vừa chi phí thấp nhằm mở ra không gian thị trường mới, tạo nên nhu cầu mới. Hay nói cách khác, đại dương xanh biểu thị cho những ngành chưa tồn tại hiện thời, một không gian thị trường chưa được biết đến. Vì trống, vậy nên cạnh tranh là điều không tồn tại trong đại dương xanh.

Nghe có vẻ vô lý, vì từ lâu người ta thường gắn “kinh doanh” với “cạnh tranh”. Thế nhưng trên thực tế, chiến lược đại dương xanh được hình thành dựa trên quan điểm rằng ranh giới thị trường và cấu trúc ngành không phải lúc nào cũng nhất định theo lề thói từ trước và có thể tái cấu trúc bằng hành động của người trong ngành.

Trong đại dương xanh, thay vì đi giành giật nhu cầu, giành giật khách hàng, thì công ty phải tạo ra nhu cầu mới, thu hút đối tượng khách hàng mới, từ đó có nhiều cơ hội để vừa phát triển vừa sinh lời nhanh chóng.

Đối lập với đại dương xanh là đại dương đỏ. Đại dương đỏ chỉ chung thị trường tất cả các ngành công nghiệp hiện nay. Trong đại dương đỏ, ranh giới ngành được xác định và mặc nhận. Các công ty cố gắng vượt trội hơn đối thủ để giành lấy thị phần lớn hơn trong cùng không gian nhu cầu hiện có. Khi càng nhiều cạnh tranh thì lợi nhuận và tăng trưởng sẽ giảm, là một cuộc chiến “đẫm máu”. Do đó nó mới có tên là đại dương đỏ.

Có thể thấy rằng trong hai lần chuyển mình để thoát khỏi bờ vực sụp đổ, Marvel đều đi theo hướng đại dương xanh.

Trong những năm 1960, Marvel mở ra một loại truyện tranh siêu anh hùng kiểu mới phức tạp hơn, phù hợp với những người trưởng thành hơn. Họ thoát khỏi cái khung truyện tranh là dành cho con nít, tạo nên một thị trường mới, nhu cầu mới. Ở nơi đó họ một mình một ngựa, không phải cạnh tranh với bất kỳ ai.

Còn trong thời đại của Tổng giám đốc Cuneo, Marvel thay đổi cuộc chơi bằng cách tiến vào một lĩnh vực mới, đó là phim ảnh. Họ đưa ra quy tắc Eliminate-Reduce-Raise-Create (ERRC - những điều cần loại bỏ, giảm bớt, tăng cường và tạo mới) để vừa có thể đem đến sự khác biệt vừa không tốn nhiều chi phí. Và không chỉ tiến vào ngành phim ảnh, họ còn cải tiến luôn cả quá trình xây dựng phim, trung thành với đại dương xanh để xây dựng nên một thương hiệu phim ảnh sinh lời bậc nhất lịch sử.

Còn nữa...

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược đại dương xanh: (Kỳ 1) Câu chuyện Marvel tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714652301 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714652301 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10