“Đằng đẵng” giá xăng, dầu

Diendandoanhnghiep.vn Để giảm giá xăng dầu, chiến lược lâu dài là củng cố chuỗi sản xuất và nhập khẩu, chủ đông dự trữ dài ngày, thay bình ổn bằng tiền của dân hiên nay bằng hình thức hiên vật (dự trữ).

>>Giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 1/4

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú chia sẻ với DĐDN về giải pháp ổn định giá xăng dầu do tác động khách quan từ bên ngoài và cả quản lý chuỗi cung ứng bên trong của các cơ quan quản lý nhà nước những tháng vừa qua.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

- Ông đánh giá như thế nào về việc điều chỉnh giá xăng dầu ngày 1/4 vừa qua?

Đối với xăng, nhiều người hy vọng với việc giảm 2.000 đồng từ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Tuy nhiên, sau khi tính bình quân 10 ngày thì giá xăng chỉ giảm 1.000 đồng/lít. Đối với dầu thì tăng 1.5000 đồng/lít.

Tôi xin nhấn mạnh, dầu chủ yếu dùng cho vận chuyển hàng hóa, đặc biệt liên quan đến nguyên vật liệu xây dựng, nông sản, thực phẩm... Tăng giá dầu sẽ đẩy giá hàng hóa lên cao hơn.

Như vậy, việc điều chỉnh giá xăng dầu ngày 1/4 đã nhận được nhiều ý kiến phản ứng từ phía doanh nghiệp và người dân, vì giá xăng dầu tăng cao diễn ra hàng tháng nay đã gây nhiều khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

- Vậy, câu chuyện tiếp theo sẽ như thế nào, thưa ông?

Với giá xăng vẫn cao như vậy, giới chuyên gia đề nghị cần phải giảm tiếp, qua việc giảm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt...

Tất nhiên, việc giảm thuế cũng chỉ có giới hạn, vì giả thiết nếu giá dầu lên đến 150 USD/thùng thì sẽ không còn “dư địa” để giảm.

Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có yêu cầu xem xét lại vấn đề nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, xem xét lại cơ cấu tính giá cơ sở. Trong đó bao gồm những vấn đề bất hợp lý như lợi nhuận định mức (chỉ có ngành xăng dầu mới có lợi nhuận định mức đưa ngay vào giá cơ sở. Như vậy, ngành này luôn luôn có lãi, một sự vô lý đã tồn tại ở trong đó nhiều năm nay. Ngoài ra, còn quỹ bình ổn, các chi phí kinh doanh xăng dầu cấu thành cần phải rà soát cho hợp lý hơn.

Về vấn đề bình ổn giá, trong dài hạn phải có lượng dự trữ xăng dầu từ 6 tháng đến 1 năm. Khi giá dầu thế giới giảm thì phải mua vào, còn khi giá tăng thì bình quân gia quyền lại, khi đó giá bán ra sẽ tương đối ổn định, không có đột biến, chắc chắn quỹ dự trữ này sẽ hiệu quả hơn nhiều so với quỹ bình ổn bằng tiền lấy của dân không có hiệu quả cao trong những trường hợp giá dầu tăng độ biến như thời gian vừa qua.

- Còn trên thực tế, ông nhận thấy thị trường đang diễn ra như thế nào?

Những ngày qua, giá cước vận chuyển tăng từ 5 đến 10%, nhiều hàng hoá khác cũng tăng từ 5 đến 20% và cao nhất lên đến 30%… Nhiều doanh doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ, vận tải… cho rằng họ không chịu đựng nổi do giá xăng dầu tăng quá cao. Trong khi đó, sức mua giảm sút mạnh. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá quý I/2022 chỉ tăng khiêm tốn 3% nếu loài trừ yếu tố giá thì còn thấp hơn nữa.

Từ thực tiễn nêu trên, tôi nhận thấy các ngành vẫn chưa chia sẻ khó khăn cùng người dân và doanh nghiệp trong vấn đề giá xăng dầu dù giá xăng dầu tăng cao đã kéo dài“đằng đẵng” hàng tháng nay.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước chưa đặt địa vị của mình vào vị trí người dân sau đại dịch COVID-19 hơn 2 năm qua.

Do đó, trước mắt cần thực hiện ngay phương án giảm các loại thuế, phí. Về lâu dài cần tổ chức lại chuỗi cung ứng xăng dầu để giúp đỡ doanh nghiệp một cách chắc chắn và thiết thực, ổn định cho sự phát triển. Vì doanh nghiệp là trung tâm trong phát triển kinh tế.

Tôi xin nhắc lại câu nói của Thủ tướng: “Lợi nhuận hài hòa, rủi ro chia sẻ”. Hiện nay cơ quan quản lý nhà nước chưa thấu hiểu, chưa gần dân và chưa chia sẻ.

Cuối cùng là chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu cũng đang có vấn đề. Tôi đề nghị chu kỳ điều chỉnh nên từ 3 đến 5 ngày để cập nhật kịp thời sự tăng giảm giá, để quyết định giá bán lẻ hợp lý và kịp thời hơn.

>>“Hạ nhiệt” giá xăng dầu: Cần bỏ luôn thuế tiêu thụ dặc biệt

Bán buôn, bán lẻ xăng dầu cần chủ đông dự trữ dài ngày.

Bán buôn, bán lẻ xăng dầu cần chủ đông dự trữ dài ngày.

- Có ý kiến cho rằng, việc giảm thuế bảo vệ môi trường xăng dầu ở mức cố định chưa thực sự linh hoạt bởi thị trường xăng dầu thế giới vẫn còn nhiều bất ổn. Trong điều kiện đó, nếu giảm thêm 10% thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ thể hiện tính linh hoạt hơn so với mức giảm cố định 2.000 đồng/lít xăng và phản ánh đúng sự biến động giá cả của thị trường xăng dầu thế giới. Ông bình luận về vấn đề này như thế nào?

Tôi cho rằng, đây là cách tính máy móc. Tính theo công thức thì đúng nhưng không thực tiễn với cuộc sống. Nếu giảm tiếp thì doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng lên, nộp ngân sách nhà nước nhiều hơn, sức mua được đẩy mạnh... đây mới là cái lợi lâu dài của giảm giá xăng dầu mà các cơ quan quản lý cần tính đến.

Theo tôi, giá xăng dầu hợp lý nhất cho nền kinh tế và sức chịu đựng của doanh nghiệp là vào khoảng 22.000 đồng/lít. Với giá này doanh nghiệp sẽ có thêm “sức sống” để phát triển.

Còn với đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường, Chính phủ cân nhắc khả năng điều hành giảm thuế nhập khẩu (MFN) của mặt hàng xăng như một biện pháp bổ sung để can thiệp trong trường hợp giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục có biến đổi, thì sao thưa ông?

Theo tôi, đây là một đề xuất hợp lý, vì thuế nhập khẩu từ 0 đến 8%. Chúng ta cần phải tìm mọi cách để kéo giá xăng dầu về giá hợp lý. Thực tế, thuế nhập khẩu chỉ là một vấn đề, bên cạnh đó còn có thể giảm thuế VAT. Đặc biệt, xăng dầu không phải như thuốc lá hay rượu, do đó cũng cần bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Vì đây là “bánh mì” của cuộc sống xã hội, của doanh nghiệp và đất nước.

Với giá xăng dầu tăng cao như hiện nay sẽ hạ tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời kéo dài sự vất vả của doanh nghiệp và người dân sang tới năm 2023.

- Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng, không kìm được giá xăng sẽ tính đến các quỹ an sinh, thưa ông?

Tôi cho rằng đây cũng là một sáng kiến. Nhưng cũng chỉ là giải pháp “bất đắc dĩ”. Điều cần nhất lúc này là phải xử lý ngay các vấn đề nội tại trong tầm tay và quyền hạn cho phép, đó là thuế, phí. Đừng để “nước đến chân mới nhảy”. Chúng ta phải luôn luôn chủ động, làm tốt công tác dự báo thị trường mặt hàng chiến lược này.

- Cá nhân ông cũng có đề xuất việc giảm giá xăng dầu. Đó là, phải củng cố chuỗi sản xuất và nhâp khẩu. Bán buôn bán lẻ xăng dầu cần chủ đông dự trữ dài ngày, thay binh ổn bằng tiền của dân hiên nay bằng bình ổn bằng hiên vật (dự trữ). Ông có thể nói rõ hơn về đề xuất này?

Qua theo dõi từ các nước, tôi nhận thấy họ đều làm theo phương pháp này. Chuỗi sản xuất và nhập khẩu được quản lý rất chặt chẽ. Giá tăng, giảm từ 2 đến 3 ngày/lần, dự trữ từ 6 tháng đến 1 năm và có thể có những nước còn dự trữ nhiều hơn.

Ví dụ, vừa qua Mỹ đã quyết định xả 1 ngày 1 triệu thùng dầu trong vòng 160 ngày. Đây là vấn đề dự trữ. Cho nên, thay quỹ bình ổn bằng dự trữ hiện vật mới là chiến lược lâu dài.

Bên cạnh đó, cần để xăng dầu giảm bớt “hình hài” thống lĩnh độc quyền. Vì hiện nay Petrolimex vẫn đang chiếm tới 40% thị phần. Cả nước mới chỉ có 1 cây xăng của doanh nghiệp Nhật Bản tại Nội Bài (Hà Nội).

Điều này cho thấy, thị trường xăng dầu cần có thêm một số nhà đầu tư để nâng cao sự cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường. Tất nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam phải chiếm thị phần áp đảo.

- Trân trọng cảm ơn ông!

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Đằng đẵng” giá xăng, dầu tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714023004 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714023004 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10