Một bài học kinh điển - đất đai, lãnh thổ luôn gắn chặt với chủ quyền quốc gia, "mất đất" cũng có nghĩa chủ quyền ấy bị xâm phạm!
Bộ Quốc phòng cho biết tính đến hết tháng 11/2019 có 149 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22 tỉnh, thành. Trong đó có 92 doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc, 57 doanh nghiệp vốn liên doanh.
Kế “ve sầu thoát xác”
Người Trung Hoa là bậc thầy trong việc đúc kết và sử dụng mưu kế, cuốn “Binh pháp Tôn Tử” 36 kế tuy toàn nói về chiến trận. Nhưng thật ra, trong mọi hoàn cảnh đều có thể áp dụng.
Trong khu đô thị Our City (Hải Phòng) là một ổ đánh bạc công nghệ cao, có tới 380 “nhân sự” vận hành 533 máy tính kết nối mạng, giao dịch khối tiền 10.000 tỷ đồng...
Kể cả khi bị lộ, nhưng, với người Hải Phòng, khu đô thị này vẫn trùm lên bức màn đầy bí ẩn. Kể cả tổ trưởng tổ dân phố nơi đây cũng không thể tiếp cận bất kỳ ai trong đó!
Ai đã cấp phép cho dựng lên Our City? Người Trung Quốc vào đây bằng cách nào? Vì sao họ dám vô pháp vô thiên, ngạo mạn, kẻ cả, ngay cả khi đó không phải là quê hương họ...? Xem ra, vẫn vô cùng bí ẩn.
Ở nước ta, rất nhiều khi cái chuồng gà “xây trái phép” bị cưỡng chế. Nhưng tại Đà Nẵng, khu “Phố Tàu” rộng mênh mông đã âm thầm mọc lên tại quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Kiểu kiến trúc đặc sắc Trung Quốc, thi công vào...ban đêm, chừng đó đủ hiểu phần nào tính pháp lý của nó.
Đáng nói, tại thời điểm phát hiện, công trình này “vô phép”, đến cả lãnh đạo phường cũng bất ngờ! Và dĩ nhiên, cấp thấp không đủ thẩm quyền giải quyết việc này!
Đâu chỉ có thế, gần sân bay Nước Mặn (Quận Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng), “Phố Tàu” dài hàng ngàn mét, nhiều nhà hàng, khách sạn do người Trung Quốc đứng phía sau điều hành với bảng hiệu tiếng Trung và đương nhiên, tiếng Việt rất khó tồn tại trong đó.
Đâu chỉ có Đà Nẵng hay Hải Phòng mà Quảng Ninh, Phú Yên và hàng chục địa phương khác...đều có “bóng dáng” người Trung Quốc, họ đến không chỉ để làm ăn kinh tế!
Theo con số mới nhất trên báo tuoitre.vn, người Trung Quốc đang sử dụng hơn 162.000ha đất biên giới, ven biển thông qua hai hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất. Nếu đất thuê đều có thời hạn từ 5 - 50 năm!
Một công ty rất nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đó là CP, đa số nông dân, người chăn nuôi đều biết đến cái tên này. CP hiện nay đã có mặt ở nhiều địa phương, nếu không phải là “nhà đầu tư” thì cũng là “đối tác” cung cấp con giống, thức ăn, chế phẩm...
Tại Quảng Trị, Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đã lập dự án trên tổng diện tích 120 ha nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (huyện Hải Lăng)...; thời điểm năm 2014 trở về trước, công ty này cũng được cho là nhắm đến lô đất 96,1 ha ngay mép nước biển, cạnh cảng Cửa Việt.
Có một sự tranh luận ngấm ngầm về nguồn gốc thực sự của CP, là của Thái Lan hay Trung Quốc? Chỉ biết, kể từ năm 2011, Công ty mẹ CPG ở Thái Lan chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang nắm giữ ở CP Việt Nam (71%) sang cho công ty con - công ty CP Pokphand (CPP) trụ sở ở Hong Kong.
Rất nguy hiểm!
Chưa có thống kê cụ thể, nhưng trong tất cả các quốc gia đang làm ăn tại Việt Nam - chiêu bài “liên doanh” thành lập công ty sau đó tăng dần vốn sở hữu để chiếm quyền điều hành và sử dụng lá chắn người Việt “đứng tên” mua đất thông thường chỉ xảy ra với người Trung Quốc.
Tại đảo Trường Sa lớn, Viện khảo cổ học đã tổ chức khảo sát toàn bộ bề mặt đảo và mở một hố thám sát rộng 1m2. Hiện vật thu được khi khảo sát bề mặt đảo gồm 1 mảnh bát thời Trần, 2 mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Lê và nhiều mảnh sành thuộc thế kỷ XVIII-XIX.
Xét đến cùng, không có bằng chứng nào thuyết phục hơn khi “sự hiện diện của người Việt” đã có ở Trường Sa cách đây vài trăm năm. Nếu người Việt không sinh sống, xác lập chủ quyền ở đó, làm sao có hiện vật?
Với 162.000 ha đất đang sử dụng, người Trung Quốc có thể binh bố mọi thứ để chờ đợi cái gọi là “sự phán xét của lịch sử”. Đến lúc đó, một mảnh gốm, đồ vật được đóng dấu “Made in China” cũng có thể là bằng chứng chống lại con cháu chúng ta.
Thực sự, màn tấn công trên mặt trận tư tưởng văn hóa, lịch sử đã được phát động: Hướng dẫn viên du lịch đã “truyền bá” sai sự thật về gốc tích chiếc áo dài, lãnh thổ nước ta; đường lưỡi bò liên tục xuất hiện trên nhiều sản phẩm, chữ Hán được sử dụng rộng rãi trong “Phố Tàu”...
Nương náu theo các dự án kinh tế là người lao động nhập cư (nam giới) lập làng lập xóm, lấy vợ sinh con, sử dụng ngôn ngữ, văn hóa Hán. Một mặt giải quyết bức bách do thiếu phụ nữ (mất cân bằng giới) lâu dần sẽ tạo thành các “sinh tử phù” trên đất nước ta.
Trang web có tên Tuotiao.com, trụ sở ở Bắc Kinh, gần đây đăng bài viết có tựa đề “Tại sao Kyrgyzstan không quay về với Trung Quốc sau khi độc lập?”.
Bài viết giải thích rằng thời Đế quốc Mông Cổ, toàn bộ lãnh thổ Kyrgystan (510.000 km2) là một phần lãnh thổ Trung Quốc nhưng bị đế quốc Nga chiếm giữ. Bài viết còn cho rằng, cũng như Mông Cổ, Kyrgystan từng là một phần lãnh thổ Trung Quốc.
Trong khi đó, trang Sohu.com cũng cho đăng bài viết có tựa đề: “Tại sao Kazakhstan háo hức quay về với Trung Quốc?”, trong đó có nội dung cho rằng “Kazakhstan nằm trên phần lãnh thổ mà trước đây thuộc về Trung Quốc”.
Rút cuộc, người Trung Quốc muốn làm gì với đất đai của chòm xóm láng giềng? Ai cũng có suy đoán và đa số đều giống nhau và hiện thực đó đã từng xảy ra!
Có thể bạn quan tâm