Đâu là đột phá tăng trưởng nhanh và bền vững của Việt Nam?

Diendandoanhnghiep.vn Yếu tố được xác định là đột phá giúp tăng trưởng nhanh và bền vững của Việt Nam được xác định nằm ở cải cách thể chế, đột phá hạ tầng và nguồn nhân lực.

Chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam chiều ngày 17/1, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, có 3 đột phá được xác định là động lực cho tăng trưởng Việt Nam thời gian tới gồm đột phá thể chế, đột phá hạ tầng và đột phá nguồn nhân lực.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam chiều ngày 17/1

Các chuyên gia thảo luận về động lực cho tăng trưởng của Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam chiều ngày 17/1.

Ba đột phá tăng trưởng  

Trước hết, theo ông Bình, các nước cạnh tranh với nhau là cạnh tranh về thể chế, tạo môi trường cạnh tranh thu hút đầu tư. Thể chế tốt có thể thu hút đầu tư, thu hút khoa học công nghệ. Vậy đột phá gì về thể chế trong giai đoạn tới?

“Bên cạnh việc tiếp tục cải thiện thể chế tạo môi trường cạnh tranh thu hút các nguồn lực đáp ứng các yêu cầu của các Hiệp định thương mại, thì chúng ta phải xây dựng được môi trường pháp lý cho kinh tế số phát triển tại Việt Nam”, ông Bình nhấn mạnh. 

Bởi theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Chính phủ đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế số, tuy nhiên, thời gian qua đã có những mâu thuẫn về khuôn khổ pháp lý liên quan sự phát triển của kinh tế số. Ví dụ như Fintech nếu không có khuôn khổ pháp lý thì không thể có Fintech, hay sự mâu thuẫn giữa Grab và taxi truyền thống… do đó phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 phải ưu tiên phát triển kinh số, mà trước hết là hoàn thiện khung pháp lý.

Chia sẻ về hướng cải cách thể chế thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, thứ nhất, xây dựng thể chế nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa thể chế phục vụ. Thể chế bao gồm cả phát triển bao trùm để không ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ hai, xây dựng nhà nước pháp quyền hiệu quả hơn, sát dân hơn, phục vụ nhân dân. Thứ ba, tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh dể mọi người dân, doanh nghiệp phát triển thuận lợi bền vững, đặc biêt thực hiện tốt quyền con người, quyền công dân quyền tài sản của mọi công dân.

Cùng với cải cách thể chế, Trưởng Ban Kinh tế trung ương cũng đặc biệt nhấn mạnh tới đột phá hạ tầng với trọng tâm thu hút đầu tư.

Về nhân lực, ông Bình cho rằng phải đổi mới toàn diện về giáo dục đại học, sau đại học và đào tạo nghề ở Việt Nam. “Muốn bắt kịp 4.0 và phục vụ cho nhân lực chất lượng cao, lâu dài, hỗ trợ quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng cần đổi mới toàn diện giáo dục”, Trưởng Ban Kinh tế trung ương nhấn mạnh. 

Theo ông Bình, thực hiện ba đột phá đó, xác định phát triển mọi thành phần kinh tế trong đó, đặc biệt quan tâm tới khu vực kinh tế tư nhân để khu vực tư nhân thực sự là động lực của nền kinh tế, tạo đà cho tăng trưởng nhanh và bền vững.

Tăng trưởng phải chất lượng

Có cùng quan điểm, Giám đốc World Bank tại Việt Nam (WB) Ousmane Dione cho rằng, không chỉ tăng trưởng nhanh mà chất lượng tăng trưởng cũng phải cao và bền vững.

Theo đó, Việt Nam phải ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng cao. “Đây là tiêu chí quan trọng đầu tiên trong bối cảnh kinh tế thế giới chứng kiến những biến động, rủi ro hoàn toàn có thể ngăn trở sự phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, Việt Nam vẫn phải đảm bảo ổn định KT vĩ mô tránh những cú sốc từ bên ngoài”, ông Ousmane Dione chia sẻ.

Cùng với đó, Giám đốc World Bank tại Việt Nam cho rằng, cần linh hoạt với các chính sách tiền tệ đi theo hướng bền vững. Muốn làm được vậy phải nhìn nhận chính sách tài chính trong kế hoạch phát triển bền vững nền kinh tế, đảm bảo chất lượng tăng trưởng không chỉ cao theo con số.

“Đặc biệt để thúc đẩy các mô hình tăng trưởng phải cải cách thị trường vốn, thị trường lao động, bộ máy và kể cả cải cách quản lý nguồn vốn trong đầu tư công. Tất cả những cải cách đó đều bao hàm trong nó tăng trưởng chất lượng”, Giám đốc World Bank tại Việt Nam nhấn mạnh. 

Diễn đàn kinh tế Việt Nam chiều ngày 17/1

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham quan các gian hàng tại triển lãm bên lề Diễn đàn kinh tế Việt Nam chiều ngày 17/1.

Do đó, Đại diện WB khẳng định, cần tiếp tục đầu tư vào nhân lực và cơ sở hạ tầng, đây là nội dung cần được đưa vào ctrinh nghị sự trong năm nay.

“Điều chúng ta quan tâm là cải thiện nâng cấp nhân lực Việt Nam đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động đầy cạnh tranh theo đó nâng cao chất lượng giáo dục. Chỉ số nguồn nhân lực năm 2018 của Việt Nam theo WB đánh giá là đứng thứ 48, đây là chỉ số tương đối cao, điều đó đóng góp vào sự cải thiện con người tương lai”, ông Ousmane Dione nói.

Cùng với đó, Đại diện WB Việt Nam cũng nhấn mạnh cần hướng tới tính bền vững của môi trường. Với dự báo của WB biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng bao trùm của Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đâu là đột phá tăng trưởng nhanh và bền vững của Việt Nam? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714180447 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714180447 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10