Ngành công nghiệp bán dẫn sẽ tiêu tốn lượng điện năng khổng lồ, nhiều hơn bất cứ ngành công nghiệp nào hiện nay.
>> “Đón đầu” chuỗi cung ứng bán dẫn Đài Loan
Đài Loan đang đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng điện, và điều này có thể gây gián đoạn cho các nhà máy sản xuất chip lớn nhất thế giới đặt tại đây. Bởi vì ngành công nghiệp bán dẫn tiêu thụ điện năng nhiều hơn bất cứ lĩnh vực kinh tế nào hiện nay.
Đã có ba lần mất điện lớn ở Đài Loan trong bảy năm qua và hòn đảo này đã trải qua 313 vụ mất điện nhỏ trong năm 2022. Đài Loan là nơi nắm giữ huyết mạch kinh tế toàn cầu hiện. Nếu các lô hàng chip không kịp giao đến Mỹ và châu Âu, thì rất nhiều ngành kinh tế có thể bị đình trệ.
Hơn 97% nhu cầu năng lượng của Đài Loan được nhập khẩu và chủ yếu đến từ than và khí đốt. Công ty cung cấp điện lớn nhất Taipower đang thua lỗ, điều này cũng làm dấy lên lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn điện đối với cả ngành công nghiệp bán dẫn và một phần quan trọng kinh tế toàn cầu.
Giá điện sẽ tăng, công ty sản xuất chip bán dẫn khổng lồ Đài Loan TSMC đã tiết lộ rằng họ sẽ chuyển phần tăng chi phí sang cho khách hàng để bảo vệ tỷ suất lợi nhuận của công ty.
TSMC, nhà sản xuất chip tiên tiến lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60% doanh thu toàn cầu của ngành. Công ty này là một phần không thể thiếu trong sự bùng nổ AI đang diễn ra và có những khách hàng khổng lồ công nghệ như Apple và Nvidia.
Ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn toàn cầu ước tính sẽ tăng gấp đôi quy mô doanh thu vào năm 2030 và sẵn sàng tiêu thụ 237 terawatt giờ (TWh) điện vào thời điểm đó, một con số khổng lồ.
Báo cáo tương tự cho thấy mức tiêu thụ điện từ ngành sản xuất chất bán dẫn của Đài Loan dự kiến sẽ tăng 236% từ năm 2021 đến năm 2030. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của Đài Loan là một nhiệm vụ không hề dễ dàng do hạn chế về tài nguyên, phụ thuộc nhiên liệu nhập khẩu.
>> "Nước cờ" phân tán rủi ro của TSMC
Đây là tham chiếu đáng giá cho Việt Nam - quốc gia giàu tham vọng trong ngành công nghiệp bán dẫn. Cuối năm ngoái, tập đoàn Intel đã “gác” lại suất đầu tư trị giá 1 tỷ USD mở rộng nhà máy tại TPHCM- khoản đầu tư vốn được kỳ vọng có thể giúp tăng gần gấp đôi hoạt động của nhà sản xuất chip Mỹ.
Rất nhiều CEO tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam rồi rời đi, chọn đầu tư các nước tương đương trong khu vực. Hiện chưa rõ nguyên nhân, tuy nhiên với ngành công nghiệp đặc biệt như bán dẫn - nguồn điện lớn phục vụ sản xuất liên tục là yếu tố tối quan trọng.
Trong bất kỳ khâu nào để tạo ra con chip, không cho phép bất cứ sự gián đoạn nào về dây chuyền, dù nhỏ nhất. Hơn nữa, nguồn điện cho ngành công nghiệp bán dẫn lớn hơn cả ngành ô tô hay lọc hóa dầu. Do đó, các nhà máy chip cỡ lớn cần sử dụng tới 100 megawatt điện mỗi giờ. Như vậy mỗi ngày nhà máy chip sẽ tiêu thụ đến 2,4 triệu Kw điện.
Có thể bạn quan tâm
Mỹ "hé lộ" tham vọng lớn trong ngành bán dẫn
03:30, 10/05/2024
Việt Nam ưu đãi cao nhất cho ngành bán dẫn
00:00, 05/05/2024
Cách nào khơi dậy tiềm năng ngành bán dẫn Việt Nam?
02:30, 04/05/2024
Ngành bán dẫn Nhật Bản sẽ quay lại vị thế dẫn đầu?
04:30, 26/04/2024
Nvidia khó thống trị ngành bán dẫn trong dài hạn?
02:30, 14/03/2024
Kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành hub của ngành bán dẫn toàn cầu
02:45, 09/03/2024
Australia sẽ hỗ trợ Việt Nam như thế nào trong ngành bán dẫn?
04:20, 08/03/2024