Đâu là thách thức nhà mạng Việt Nam đối mặt khi triển khai 5G?

NGUYỄN LONG 25/03/2021 18:04

Khi triển khai 5G, các nhà mạng Việt Nam sẽ phải đối mặt với các thách thức cả về tài chính lẫn cơ sở hạ tầng.

5G đã được 3 nhà mạng ở Việt Nam là Viettel, MobiFone, VNPT thử nghiệm thành công.

5G đã được 3 nhà mạng ở Việt Nam là Viettel, MobiFone, VNPT thử nghiệm thành công.

Ông Michael Jiang, Giám đốc Công nghệ (CTO) của Huawei Việt Nam, cho hay, hiện đã có hơn 140 nhà mạng ở 61 nước trên thế giới triển khai mạng 5G. Mạng di động thế hệ thứ 5 đã có khoảng 260 triệu người dùng trên toàn thế giới.

Với vai trò là công ty đi đầu trong lĩnh vực 5G, Huawei đã có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai công nghệ mới này tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Ông Michael Jiang cho biết, cũng như các nước trên thế giới, các nhà mạng Việt Nam sẽ phải đối mặt với 4 thách thức chính trong việc triển khai 5G:

Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng, khi triển khai xây dựng mạng 5G thì hầu hết trạm di động hiện nay đều đã được lắp đặt rất nhiều thiết bị 2G, 3G, 4G nên không đủ không gian để lắp đặt 5G và các hạ tầng, như nguồn điện, anten cần phải nâng cấp để đáp ứng yêu cầu cho mạng 5G. Do đó sẽ phát sinh chi phí lớn.

Thứ hai, thời gian triển khai cung cấp dịch vụ. Thị trường viễn thông là thị trường đóng. Nếu một số nhà mạng cùng chia sẻ một thị trường thì những nhà mạng nào cung cấp dịch vụ sớm sẽ chiếm được thị phần lớn hơn. Các nhà mạng ra sau sẽ bị thiệt thòi hơn và đánh mất thị phần. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời gian triển khai cung cấp dịch vụ. Do đó, các nhà mạng nên lựa chọn chiến lược phù hợp để rút ngắn thời gian đưa dịch vụ ra thị trường.

Thứ ba, tối ưu hóa chi phí. Chi phí thiết bị mạng 5G cao và yêu cầu triển khai số lượng trạm lớn, do đó chi phí đầu tư, bao gồm chi phí thiết bị và vận hành mạng, sẽ rất lớn. Vì vậy các nhà mạng cần phải tối ưu chi phí đó để tăng hiệu quả đầu tư.

Thứ tư, trải nghiệm người dùng. Khi chuyển sang mạng 5G, người dùng yêu cầu tốc độ cao, chi phí thấp. Cho nên đó cũng là thách thức của các nhà mạng để đảm bảo yêu cầu về trải nghiệm người dùng tốt nhất, tăng tính cạnh tranh.

Dựa trên kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu của Huawei, ông Michael Jiang đề xuất một số giải pháp để giúp các nhà mạng vượt qua các thách thức khi triển khai 5G.

Ông Michael Jiang, Giám đốc Công nghệ (CTO) của Huawei Việt Nam

Ông Michael Jiang, Giám đốc Công nghệ (CTO) của Huawei Việt Nam

“Các nhà mạng Việt Nam hiện nay đang sử dụng hầu hết là mạng trong nhà (indoor). Điều đó làm phát sinh ra nhiều chi phí, như xây dựng, mua sắm thiết bị nhà trạm, chi phí thuê địa điểm, chi phí điện cho hệ thống điều hòa làm mát của nhà trạm… “, ông Michael Jiang nói. “Biện pháp tối ưu cho các nhà mạng Việt Nam là chuyển sang giải pháp ngoài trời (outdoor). Đó là những thiết bị treo trực tiếp trên cột nên sẽ không cần phải xây dựng nhà trạm, giảm chi phí điều hòa.

Theo ước tính của Huawei, với 1 mạng lưới gồm 30.000 trạm, giải pháp outdoor có thể giúp các nhà mạng Việt Nam tiết kiệm được chi phí vận hành (OPEX) là 133 triệu USD/năm.

Giám đốc công nghệ của Huawei Việt Nam cũng cho rằng, các nhà mạng Việt Nam có thể tiết kiệm chi phí khi triển khai 5G bằng cách tối ưu lượng điện tiêu thụ. Huawei đã đưa ra giải pháp có thể tiết kiệm được 20% lượng điện so với mức trung bình của các sản phẩm khác trên thị trường. Theo ước tính, giải pháp này có thể giúp các nhà mạng Việt Nam tiết kiệm 19,5 triệu USD/năm

Ông Jiang cũng cho rằng, đối với mạng 5G, dịch vụ B2B là một thị trường đặc biệt quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho nhà mạng. Các dịch vụ B2B được xem là “đại dương xanh” trong biểu đồ tăng trưởng của các nhà mạng.

Các ứng dụng 5G đã được triển khai trong hơn 20 ngành công nghiệp, bao gồm sản xuất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và hậu cần. Ở Trung Quốc, các ứng dụng công nghiệp 5G đã chứng tỏ giá trị của chúng trong khai thác than, luyện thép và sản xuất. 5G sẽ giúp sản xuất an toàn hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn.

“Huawei là một trong những doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm nhất, và đã phối hợp với các đối tác để thử nghiệm rất nhiều dịch vụ B2B ở Trung Quốc. Điều đó cho thấy các dịch vụ và giải pháp của Huawei rất sẵn sàng cho các ứng dụng B2B trong tương lai”, ông Jiang nhấn mạnh.

Đáng chú ý, về phía các nhà mạng, về thời điểm dự kiến 5G sẽ trở nên phổ biến, theo ông Lê Bá Tân, Phó tổng giám đốc Công ty Mạng lưới Viettel, cho biết phải tới 2023 - 2025 thì 5G mới phổ biến được như 4G. Bởi độ phủ của 5G vẫn còn rất hạn hẹp, cần xây dựng thêm nhiều trạm phát sóng nữa mới đảm bảo kết nối.

5G bước đầu sẽ được triển khai ở khu vực phát triển, có mật độ dân số cao như các thành phố lớn, hoặc tại các khu công nghiệp công nghệ cao. Sau đó, 5G sẽ tiếp tục mở rộng tới những vùng nông thôn, giúp khách hàng sử dụng internet không dây tốc độ cao mà không cần sợi cáp quang nào kéo đến nhà.

Theo số liệu quy hoạch trên mạng lưới của Viettel, dự kiến vào năm 2021 sẽ có khoảng 1,5 - 2 triệu thuê bao 5G trên cả nước. Các nhà mạng cũng cho biết, người dùng sẽ không phải đổi SIM 5G mà giống như khi nâng cấp từ 3G lên 4G, mà chỉ cần dùng SIM 4G - LTE sẵn có là đã đủ điều kiện truy cập mạng, điều kiện còn lại là máy điện thoại phải có hỗ trợ 5G.

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc cạnh tranh

    Cuộc cạnh tranh "tám lạng, nửa cân" giữa smartphone 5G của Trung Quốc và iPhone

    03:38, 23/03/2021

  • Doanh nghiệp châu Á nhạy bén khai thác tiện ích từ 5G

    Doanh nghiệp châu Á nhạy bén khai thác tiện ích từ 5G

    05:44, 08/01/2021

  • VinaPhone phát sóng 5G tại Thành phố Thủ Đức

    VinaPhone phát sóng 5G tại Thành phố Thủ Đức

    16:13, 29/12/2020

  • MobiFone chính thức giới thiệu dịch vụ 5G thương mại

    MobiFone chính thức giới thiệu dịch vụ 5G thương mại

    21:02, 28/12/2020

  • Viettel cung cấp dịch vụ 5G tại thành phố Thủ Đức

    Viettel cung cấp dịch vụ 5G tại thành phố Thủ Đức

    18:11, 29/12/2020

Theo Thông tư số 19/2020/TT-BTTTT được Bộ TT-TT ban hành ngày 20-8-2020, băng tần 24,25-27,5 GHz (hay còn gọi là băng tần 26GHz, thuộc phổ băng tần 5G mmWave) đã chính thức được quy hoạch cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam để triển khai các hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT-2020 và các phiên bản tiếp theo.

Trong chương trình thử nghiệm thương mại 5G đang tiến hành, chỉ có nhà mạng Viettel được thử nghiệm băng tần 27,1-27,5 GHz; còn các nhà mạng khác - có cả Viettel - chủ yếu được cấp phép thử nghiệm các phổ băng tần 5G Sub-6GHz, cụ thể là từ 2,5 GHz tới 3,8 GHz.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đâu là thách thức nhà mạng Việt Nam đối mặt khi triển khai 5G?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO