Đầu tư mạo hiểm vào startup tại Đông Nam Á giảm 36% trong năm 2019

Nguyễn Long 08/02/2020 10:00

Theo báo cáo của quỹ đầu tư mạo hiểm Cento Ventures, năm 2019, Đông Nam Á đã thu hút được 7,7 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, giảm 36% so với con số 12 tỷ USD năm 2018.

Trong năm qua, Việt Nam đã ghi dấu ấn lớn khi vượt Singapore về kêu gọi đầu tư vào các start-up

Trong năm qua, Việt Nam đã ghi dấu ấn lớn khi vượt Singapore về kêu gọi đầu tư vào các start-up

Việt Nam ghi dấu ấn

Theo báo cáo tình hình hoạt động đầu tư vào khởi nghiệp công nghệ năm 2019 của Cento Ventures, cho thấy mặc dù số tiền các quỹ đầu tư mạo hiểm đổ vào khu vực Đông Nam có sụt giảm, tuy nhiên đây vẫn là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư.

Cụ thể, theo bảng phân tích dữ liệu từ công ty, có sự thay đổi về khối lượng giao dịch khi gia tăng giao dịch nhỏ so với các giao dịch lớn. Các giao dịch nhỏ ( dưới 50 triệu USD) đã đạt mức kỷ lục là 2,4 tỷ USD, tăng từ mức 1,5 tỷ USD trong năm 2018. Còn các giao dịch lớn trong năm 2019 đã giảm từ mức 10,5 tỷ USD ( năm 2018) xuống còn 5,3 tỷ USD.

Lý giải về sự sụt giảm của các quỹ đầu tư mạo hiểm, Cento Ventures cho rằng nguyên nhân có thể đến từ việc năm 2019 là giai đoạn phát triển sau vòng gọi vốn năm 2018 của nhiều startup, nên lượng gọi vốn ít đi. Tuy nhiên, giai đoạn sẽ sớm kết thúc vào năm 2020, dự kiến năm nay xu hướng tăng sẽ quay trở lại bởi các kỳ lân hiện tại và các startup sẽ quay trở lại vòng gọi vốn tiếp theo trong giai đoạn tới.

“Do hoạt động ở các giai đoạn trước đã tăng (theo số lượng và giá trị), đầu tư năm 2019 giảm có thể do việc đầu tư vào các giai đoạn sau giảm hơn. Tuy nhiên, kết hợp giữa việc gọi vốn đang diễn ra của các kỳ lân hiện tại và nhóm các doanh nghiệp công nghệ mới hơn đang bước vào các giai đoạn sau và tăng các vòng gọi vốn lớn hơn sẽ tạo ra khả năng cho xu hướng tăng vốn đầu tư trở lại vào năm 2020”, Mark Suckling, một trong những tác giả của báo cáo và một đối tác tại Cento Ventures, cho KrAsia biết.

Năm 2019, khu vực Đông Nam Á đã ghi nhận các vòng đầu tư lớn của các startup, có thể kể đến như Grab, Go-jek, Traveloka, VNPay. Cụ thể theo báo cáo của Cento Ventures, trong giai đoạn 2018-2019, Grab đã nhận được khoản tài trợ lên đến 5,1 tỷ USD, trong khoảng thời gian đó Go-jek thu được 3,7 tỷ USD.

Trong lĩnh vực du lịch Traveloka trong năm qua đã nhận được khoản đầu tư 420 triệu USD và VNPay đã nhận được 300 triệu USD. Trong danh sách các startup nhận khoản đầu tư lớn, Việt Nam còn đóng góp một số các tên như GHN và Ahamove gọi vốn thành công 100 triệu USD từ Quỹ đầu tư Temasek (Singapore).

Theo báo cáo của Cento Ventures, kinh doanh đa ngành như Grab, Go-jek và bán lẻ trực tuyến vẫn là danh mục nhận được tài trợ nhiều nhất. Trong khi dịch vụ tài chính thanh toán và lĩnh vực du lịch tiếp tục thu hút đầu tư. Lĩnh vực hậu cần, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng là những lĩnh vực cần xem khi tài trợ tăng lên, báo cáo nhấn mạnh.

Đáng chú ý, trong khi Indonesia tiếp tục nắm giữ vị trí quán quân trong khu vực về kêu gọi vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ khi chiếm tới 59%, nhưng thị phần của quốc gia này đã giảm đáng kể từ mức 76% trong năm 2018.

Có thể bạn quan tâm

  • Festival Khởi nghiệp 2020: Kết nối đầu tư

    14:09, 10/01/2020

  • Chuyên gia kinh tế: Việt Nam cần sớm có Luật Đầu tư mạo hiểm cho các startup

    08:18, 03/01/2020

  • Nhà đầu tư thiên thần Mike Flache chia sẻ bí kíp đầu tư vào startup

    05:18, 30/12/2019

Thay vào đó, Việt Nam đang là cái tên được chú ý hơn cả. Hiện nước ta đã có một số startup bước vào vòng gọi vốn cuối như Tiki, VNPay và Sendo. Lần đầu tiên, đầu tư vào các starup Việt Nam đã vượt Singapore. Tài trợ cho các công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Việt Nam chiếm 18% tổng vốn đầu tư trong khu vực (741 triệu USD), một bước nhảy lớn so với năm trước khi nó chỉ chiếm 4% (tương đương 287 triệu USD).

Dân số lớn kết hợp tốc độ số hóa nhanh được dự báo là lợi thế để Đông Nam Á thu hút dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào các startup.

Dân số lớn kết hợp tốc độ số hóa nhanh được dự báo là lợi thế để Đông Nam Á thu hút dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào các startup.

Báo cáo cũng chỉ ra một thực trạng, nhiều quỹ trong năm qua đã chú ý đến việc ưu tiên lợi nhuận hơn đối với các starup nhất là kể từ scandal của WeWork. Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh rằng các yếu tố cơ bản của khu vực vẫn tích cực: dân số lớn, tốc độ số hóa nhanh chóng đòi hỏi các dịch vụ trực tuyến và nhiều ngành công nghiệp áp dụng công nghệ mới để chuyển đổi hoạt động của họ.

Ngoài ra, sự bùng phát dịch bệnh virus corona hiện đã gây ra một số lo ngại về sự chậm lại của đầu tư công nghệ ở châu Á. Tuy nhiên, Suckling cho biết còn quá sớm để dự đoán hiệu ứng bùng nổ của dòng chảy đối với dòng vốn đầu tư công nghệ từ Trung Quốc vào Đông Nam Á.

Đánh giá về năm 2020

Centro kết luận rằng, Đông Nam Á năm 2019 vẫn là một khu vực rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư công nghệ. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ đầu tư ở hầu hết các quy mô giao dịch, và cũng là sự đa dạng hóa đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở nhiều quốc gia và trong các lĩnh vực khác nhau, có thể hy vọng rằng những xu hướng tích cực này sẽ tiếp tục khi các yếu tố cơ bản của khu vực vẫn tích cực.

Xét cho cùng, Đông Nam Á tiếp tục là khu vực có dân số lớn và đang  đòi hỏi các dịch vụ trực tuyến tốt hơn, kết hợp với nhiều ngành công nghiệp áp dụng công nghệ mới để chuyển đổi hoạt động của họ. Tuy nhiên, liệu năm 2020 có chứng kiến sự trở lại của một làn sóng đầu tư khổng lồ từng thấy trong năm 2018 hay không vẫn chưa thể khẳng định được.

Hệ sinh thái khởi nghiệp của khu vực đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về vốn trong vài năm qua, Craig Dixon, đồng sáng lập của Accelerating Asia, một công ty tăng tốc khởi nghiệp có trụ sở tại Singapore và quỹ đầu tư mạo hiểm (giai đoạn đầu).

Trong khi đầu tư toàn cầu giảm 17,5% so với cùng kỳ trong quý 2 năm 2019, các công ty khởi nghiệp Internet ở Đông Nam Á đã kiếm được 7,6 tỷ USD trong nửa đầu năm, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018, theo Báo cáo kinh tế số Đông Nam Á (e-Conomy SEA) năm 2019 của Google, Temasek Holdings và Bain & Company.

Gần 37 tỷ USD đã được bơm vào nền kinh tế Internet của khu vực từ năm 2015 đến nửa đầu năm 2019.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đầu tư mạo hiểm vào startup tại Đông Nam Á giảm 36% trong năm 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO