Đẩy nhanh thí điểm các cơ chế mới nhằm tạo tiền đề, cơ sở để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển bền vững thị trường điện.
>>Cần thực hiện đấu thầu để phát triển nguồn điện bền vững (bài 1)
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy đầu tư, tận dụng lợi thế, tiềm năng về năng lượng tái tạo thì cần đẩy nhanh cơ chế đấu thầu, cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA). Vì hai cơ chế này sẽ là cơ sở quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam.
Chia sẻ quan điểm về tiềm năng cũng như kế hoạch cân đối số công suất (440.000 MW) như tổng hợp đề nghị của 55 địa phương có đề xuất mới đây, Bà Ngụy Thị Khanh- Đại diện Liên Minh Năng lượng Việt Nam cho biết, tiềm năng phát triển năng lượng tái tại Việt Nam là rất lớn. Và đây là một lợi thế rất cho chúng ta, tuy nhiên để tận dụng được tài nguyên dồi dào này, thì cần có những cơ chế và cách quản lý mới hơn.
“Để ngành điện phát triển bền vững, tôi cho rằng; cần đẩy nhanh cơ chế đấu thầu để phát triển nguồn điện mới. Áp dụng cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) nhằm giúp khách hàng sử dụng điện chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn cấp điện cho doanh nghiệp mình, cũng như đáp ứng được mong muốn sử dụng nguồn điện sạch. Trong đó, với mô hình thí điểm cơ chế DPPA, đây là một hình thức mua bán trực tiếp trong thị trường điện cạnh tranh bán lẻ....Tôi cho rằng đây là cơ chế rất tốt cần thực hiện thí điểm ”- bà Khanh nhấn mạnh.
Với cơ chế đấu thầu, Đại diện - Hiệp hội Điện gió và Điện mặt trời Bình Thuận cho biết: “Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư phát triển các dự án điện gió là hình thức rất minh bạch, đảm bảo cơ hội công bằng cho tất cả các nhà đầu tư tham gia. Đây cũng là xu thế chung của thế giới. Về dài hạn, Việt Nam cần chuyển đổi sang cơ chế này để phát triển các dự án điện gió, trong đó có điện gió ngoài khơi, chấm dứt tình trạng xin - cho khi thực hiện cơ chế giá mua điện gió cố định (FIT). Bởi, nếu tình trạng xin - cho vẫn tiếp diễn như hiện nay có thể đẩy nhà đầu tư điện gió vào khó khăn, nguy cơ thị phần rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài là rất lớn”.
Bên cạnh đó theo các chuyên gia, cũng cần sớm sửa đổi Luật điện lực, theo hướng chi tiết hóa các các qui định phát triển thị trường điện cạnh tranh để tạo sự thuận lợi cho các nhà đầu tư lẫn người sử dụng điện, đồng thời có Nghị định hướng dẫn rõ ràng để doanh nghiệp dễ thực hiện.
Góp ý cho nội dung này, đại diện các doanh nghiệp năng lượng cũng cho rằng; Luật Điện lực cần nêu rõ các quy định giám sát phát triển thị trường điện đi đúng hướng, sửa đổi cách tính giá điện theo giá thị trường và cách thức giải quyết giá điện theo mức thu nhập của hộ nghèo hiệu quả hơn. Bởi khi đã qui định cụ thể bằng điều khoản luật sẽ được xem xét toàn diện mọi khía cạnh dựa trên lợi ích của nhiều người, và đặc biệt phải đảm bảo được lợi ích cho cả 3 bên gồm (doanh nghiệp, nhà nước và khách hàng sử dụng điện).
Đưa ra quan điểm về Luật Điện lực sửa đổi bổ sung tới đây, Đại diện Liên Minh năng lượng Việt Nam góp ý, Bộ Công thương cần cụ thể hóa cách quản lý quy hoạch điện, về việc thừa hoặc thiếu. Đồng thời cần có cơ quan chịu trách nhiệm và có những báo cáo cụ thể và công bố công khai chi tiết về sản lượng tiêu thụ, phụ tải của từng địa phương, từng vùng, để biết địa phương nào thừa, địa phương nào thiếu? Nếu thiếu thì thiếu bao nhiêu? Từ đó mới có kế hoạch phát triển nguồn điện mới bổ sung tiếp theo, tránh trường hợp phát triển nguồn điện thừa rồi dẫn đến cắt giảm gây lãng phí và thiệt hại cho nhà đầu .
Lấy ví dụ cho kiến nghị này, bà Khanh cho biết; quản lý vận hành điện lực ở thời điểm hiện tại do nhà Nước quản lý, chúng tôi chỉ thấy một quy định chung chung, thiếu sự minh bạch. Chẳng hạn như báo cáo là thiếu điện phải nhập khẩu. Nhưng chúng tôi cũng không rõ thiếu bao nhiêu? Và giá mua điện từ các nguồn khác có mức giá thế nào...điều này cũng không thấy Bộ Công thương đề cập?
Đưa ra những đề xuất về cơ chế mới, giảm thiểu tình trạng cắt giảm công suất các dự án điện gió, một nhà đầu tư điện gió cũng kiến nghị, cần xã hội hóa để nâng cấp và đầu tư thêm về hệ thống truyền tải. Vì theo nhà đầu tư, muốn thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, phải có biện pháp giải tỏa hết công suất của các dự án đang vận hành thương mại. Làm được điều này phải có lưới điện liên kết vùng đủ mạnh. Ví von cho vấn đề này, nhà đầu tư chia sẻ, lưới truyền tải giống như hệ thống đường cao tốc để lưu thông hàng. Mà hàng hóa cần đảm bảo tiêu thụ kịp thời cho nhu cầu trong nước và cũng kịp thời xuất khẩu lúc thừa, đây là yếu tố đặc thù vốn luôn xảy ra với năng lượng tái tạo.
Có thể bạn quan tâm
Dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu 2021
19:31, 30/11/2021
Tăng dư nợ tín dụng cho năng lượng tái tạo
11:00, 30/11/2021
Chính phủ cần có chính sách phát triển năng lượng tái tạo có lộ trình xuyên suốt và liên tục
12:30, 28/11/2021
Phát triển năng lượng tái tạo: Chính sách "vênh" thực tiễn
04:00, 28/11/2021