Năng lượng tái tạo Việt Nam được nhận định là ngành có nhiều tiềm năng để phát triển bền vững.
ĐBQH Nguyễn Quang Huân - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Halcom Việt Nam:
Các dự án năng lượng tái tạo cần vốn đầu tư lớn trong thời gian dài nên tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng.
Mặc dù, tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2018-2020, nhưng tỷ trọng dư nợ tín dụng cho năng lượng tái tạo còn chiếm tỷ trọng khá thấp (từ 0,6%-1%). Do đó, Chính phủ cần xem xét cho phép xã hội hóa một phần đầu tư lĩnh vực truyền tải điện để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất điện năng lượng tái tạo được đấu nối và giải tỏa hết công suất điện.
Thêm vào đó, ngành điện cần đưa ra chính sách giá mua điện năng lượng tái tạo trong dài hạn và có một cơ chế cụ thể đối với thị trường điện nhằm đạt được giá điện cạnh tranh, công khai và minh bạch. Song hành, EVN cần xem xét lại hợp đồng mua bán điện, không đẩy rủi ro về phía doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Chính phủ cần có chính sách phát triển năng lượng tái tạo có lộ trình xuyên suốt và liên tục
12:30, 28/11/2021
Phát triển năng lượng tái tạo: Chính sách "vênh" thực tiễn
04:00, 28/11/2021
THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Cần đánh giá tổng thể tác động môi trường các dự án
18:29, 26/11/2021
THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Đề xuất sản xuất hydro xanh từ điện tái tạo "dư thừa" có khả thi?
18:11, 26/11/2021
THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Huy động mọi nguồn lực phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo
17:33, 26/11/2021