ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền: "Tôi mong Chính phủ xóa bỏ những lối mòn về tư duy, tránh lối mòn quản lý"

ĐỖ HUYỀN 29/03/2021 17:54

ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền cho rằng, muốn kiến tạo tương lai thì không thể ẩn mình an toàn trong các lỗ hổng chính sách đã cũ, đã hỏng và không còn phù hợp.

Tại phiên thảo luận tại Quốc hội ngày 29/3, ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) bày tỏ: “Trong phiên thảo luận đặc biệt này, tôi hiểu rằng đây chính là cơ hội cuối cùng để tôi đóng góp ý kiến cho hoạt động của Quốc hội và sự điều hành của Chính phủ với vai trò là đại biểu dân cử, là nghị sĩ tại nghị trường Quốc hội khóa 14”.

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên).

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên).

Bà Hiền cho biết trong chữ Nho, Nghị- bao gồm có chữ “ngôn” và chữ “nghĩa” ghép lại, và vì thế đại biểu quốc hội phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia ý kiến vào các chương trình nghị sự, lấy dân làm gốc để lên tiếng vì việc nghĩa, vì sự công chính.

Một chính phủ công chính thì không có lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm hay lợi ích cục bộ, ở đó chỉ có lợi ích của quốc gia, dân tộc. Một lần nữa tôi vẫn luôn nhất quán quan điểm đã nêu ở những kỳ họp trước, đó là việc bày tỏ chính kiến, thái độ về những vấn đề mà tôi trình bày tại đây sẽ được Quốc hội, Chính phủ lắng nghe, xem xét, ghi nhận trên tinh thần cùng nhau xây dựng và phát triển”, bà Hiền nhấn mạnh.

Theo quan điểm của bà Hiền, chắc chắn rằng, để xây dựng một Chính phủ có chức năng kiến tạo- phát triển không thể chỉ gói gọn trong nhiệm kỳ 5 năm mà sẽ cần thời gian nhiều hơn thế. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Chính phủ cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do con người.

Chính phủ đã bắt rất đúng bệnh, việc tiếp theo là điều trị bệnh chứ không chỉ dừng lại ở thăm khám, kê đơn, chỉ điều trị triệu chứng mà không điều trị nguyên nhân. Tôi rất mong Chính phủ và các bộ ngành cần dành nhiều thời gian để rà soát, đánh giá thực trạng chính sách thu hút nhân tài, sử dụng nhân lực, đội ngũ chuyên gia trong bộ máy tham mưu giúp việc của mình có thực chất, hiệu quả hay không”, bà Hiền nói.

Bà Hiền cho hay thực tế cho thấy xã hội hiện không chỉ có một, mà có rất nhiều kiểu chuyên gia khác nhau. Trong hệ thống bộ máy của chúng ta cũng vậy, có 2 kiểu: chuyên gia thông thái và chuyên gia thông minh.

Chuyên gia thông thái luôn có cái nhìn tổng thể, khách quan, liên tục học hỏi, dám nhận sai, chỉ ra cái sai, đối mặt với cái dở của ngành mình, địa phương mình, từ đó họ khả năng ra quyết định dựa trên những thông tin họ thu thập, quan sát được. Chuyên gia thông minh dù có khả năng thu thập thông tin nhưng phần lớn thường mắc lỗi tư duy theo lối mòn chuyên ngành, chỉ phân tích chuyên môn mang tính an toàn trong lĩnh vực họ nghiên cứu, dù họ có thừa những chứng chỉ, học hàm, học vị”, bà Hiền phân tích.

Các đại biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP

Các đại biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP

Đáng chú ý, trong bài phát biểu của mình khi tư duy hoạt động bị thu hẹp theo lối mòn, cái tôi sẽ phình ra và đó cũng là một trong những nguyên nhân của không ít nhóm chính sách khi ban hành lại thiếu sự liên kết- tích hợp, thiếu tính thực tiễn, thậm chí là ngắn hạn và đối phó. Những cách làm chính sách như thế hiện nay đang tồn tại rất nhiều trong bộ máy của chúng ta, đó là một sự thật.

“Tôi rất mong Chính phủ cần cương quyết xóa bỏ những lối mòn về tư duy hay tránh xa những vết xe đổ trong điều hành quản lý, muốn kiến tạo tương lai thì không thể ẩn mình an toàn trong các lỗ hổng chính sách đã cũ, đã hỏng và không còn phù hợp”, bà Hiền nêu.

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ sở để chuyển đổi Chính phủ quản lý sang Chính phủ phục vụ

    11:00, 29/03/2021

  • Quản lý đầu tư Forex và Tiền ảo (bài 5): Sàn Alpha Tradex “thoát xác” về đâu?

    05:30, 29/03/2021

  • Quản lý thuế đối với giao dịch “lan đột biến” như thế nào?

    18:09, 26/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền: "Tôi mong Chính phủ xóa bỏ những lối mòn về tư duy, tránh lối mòn quản lý"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO