ĐBSCL: Thị trường trái cây, nông sản đang "hồi sức"

Diendandoanhnghiep.vn Hiện nay, tại ĐBSCL, trái cây và nông sản đang hồi phục mạnh mẽ.

Thị trường đang hồi phục
Vào đầu tháng 2/2020, giá khoai lang Bình Tân ( Vĩnh Long) xuống còn 400-450 ngàn/ 1 tạ( tạ= 60kg). Thế nhưng hiện nay, giá khoai lang thu mua xuất khẩu đã tăng lên 900-950 ngàn đồng/ 1 tạ, giá tương đương với 80% giá khoai lúc cao điểm cùng kỳ năm 2019”.

Huyện Bình Tân (Vĩnh Long) là địa phương trồng khoai lang số 1 ĐBSCL, hằng năm diện tích đất trồng khoai lang lên đến 10.000-12.000 ha, sản lượng khoai lang từ 220.000 đến 250.000 tấn, có đến 70-80% sản lượng khoai huyện này được các thương lái thu mua xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Hầu hết khoai xuất sang Trung Quốc đi theo đường tiểu ngạch.

Khoai langp/Bình Tân đóng gói xuất khẩu

Khoai lang Bình Tân đang được đẩy mạnh xuất khẩu.

Tại Tiền Giang, thị trường trái cây cuối tháng 2/2020 cũng có nhiều tín hiệu vui. Ông Trần Ngọc Trung Nhân - Phó phòng xúc Tiến Thương mại, Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại- Sở Công thương tỉnh Tiền Giang cho biết: “Giá nhiều loại nông sản xuất khẩu hiện nay đồng loạt tăng giá lên, đạt khoảng 80- 85% so với giá trái cây các vựa thu mua trước tết Nguyên đán 2020”.
Tiền Giang nơi có lượng trái cây lớn, dự kiến sản lượng cho thu hoạch trong tháng 2 tháng khoảng 272.700 tấn; tháng 3/2020, sản lượng cũng tương đương. Giá thu mua tại các vựa trái cây của tỉnh cuối tháng 02/2020 như sau: Thanh long ruột đỏ: Giá thu mua từ 25.000-32.000 đ/kg. Thanh long ruột trắng: Giá thu 10.000-13.000 đ/kg. Sầu riêng: Giá thu mua hiện tại 47.000 - 55.000đồng/kg. Trái mít: Giá bán khoảng 24.000 - 28.000 đồng/kg. Bưởi da xanh: Giá bán 28.000 - 40.000 đồng/kg...
Tham khảo thị trường trái cây tại Bến Tre, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, giá thu mua xuất khẩu của các doanh nghiệp vào cuối tháng 2/2020 cũng tương đương.
Đóng hộp trái cây xuất khẩu tại Công ty TNHH XNK Chánh Thu.

Đóng hộp trái cây xuất khẩu tại Công ty TNHH XNK Chánh Thu.

Nhiều giải pháp duy trì
Bà Võ Ngọc Thơ - Trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cho rằng, giải pháp duy trì giá cả cho nông dân trồng khoai có thu nhập tốt và thị trường phát triển bền vững đã được huyện Bình Tân áp dụng là trồng rải vụ đều trong năm và cân bằng lượng khoai vừa đủ xuất khẩu và canh tác theo quy trình GAP để tăng chất lượng khoai xuất khẩu. Thương nhân Trung Quốc qua mua khoai trực tiếp xuất khẩu phải đăng ký với tỉnh, tránh việc mua bán chui, tạo sự rủi ro thị trường.
Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tiền Giang, ông Đoàn Văn Phương cho biết: Để tạo ra sự phát triển bền vững cho thị trường, tránh rủi ro, thiệt hại cho nhà vườn, nhiều giải pháp đã đượcc lãnh đạo tỉnh chỉ đạo quyết liệt: Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến trái cây xuất khẩu xúc tiến thương mại và xuất khẩu các thị trường Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… Tăng cường hợp tác với các siêu thị trong nước tiêu thụ trái cây bằng khẩu hiệu Chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp; tuyên truyền các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tình đối tác và xuất khẩu chính ngạch; Rà soát năng lực các doanh nghiệp chế biến trái cây xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, duy trì sản xuất trong giai đọan khó khăn như hiện nay; chỉ đạo ngành nông nghiệp sản xuất theo quy trình GAP, sản xuất trái cây và nông nghiệp nói chung đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh để để xuất khẩu vào các thị trường khó tính.
Việc tiêu thụ trái cây của tỉnh Tiền Giang được phân phối tại 173 chợ các loại đang hoạt động 04 siêu thị lớn như: Siêu thị EB – Big C; Co.opmart Mỹ Tho, Gò Công, Cai Lậy và hơn 60 chuỗi cửa hàng tiện tích Vinmart+, Bách hóa Xanh và một điểm nhỏ lẻ dọc các tuyến đường ở thị trấn, thị xã, ...
Tiền Giang hiện có khoảng 14 nhà máy chế biến trái cây đang hoạt động, với công suất trên 47.000 tấn/năm; ngoài thị trường Trung Quốc, các sản phẩm chế biến còn xuất khẩu sang các thị trường khác như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga,…gồm các loại: trái cây đóng hộp, nước quả cô đặc và purre; sản phẩm sấy từ sầu riêng, thanh long,…
Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu (huyện Chợ Lách) là một điển hình, doanh nghiệp này trước đây xuất khẩu trái cây nhiều sang thị trường Trung Quốc. Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, giám đốc Công ty cho biết, đa dạng hàng trái cây xuất khẩu; đa dạng thị trường là cách tốt nhất giảm thiểu rủi ro. Hàng của chúng tôi hiện nay chủ yếu xuất đi các nước Châu Âu, Mỹ, Úc, …
Tiến sĩ Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Chợ Lách khuyến cáo: “Nhà vườn nên kết hợp với doan nghiệp xuất khẩu trồng cây theo quy trình GAP. Riêng về doanh nghiệp xuất khẩu trái cây nên chế biến và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để tránh rủi ro, tạo ra sự phát triển bền vững".
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết ĐBSCL: Thị trường trái cây, nông sản đang "hồi sức" tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711711524 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711711524 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10