Việc đánh giá DDCI tiếp tục là một bước đi mạnh mẽ và nỗ lực cải cách của Hải Phòng hướng tới cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh một cách toàn diện.
>>>Hải Phòng: Tìm lời giải cho bài toán nguồn nhân lực
>>>Hải Phòng: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu
Đó là khẳng định của ông Lê Anh Quân - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng khi đánh giá về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương (DDCI).
Nhiều khác biệt
Mới đây, TP Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố kết quả chỉ số DDCI năm 2021. Khác với năm 2020, năm 2021, DDCI Hải Phòng đã đẩy mạnh triển khai khảo sát trực tuyến đặc biệt trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 phức tạp với đối tượng chủ yếu là DN/HTX và một số HKD. Việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) được triển khai chủ yếu dưới hình thức DN/HTX thực hiện trên nền tảng webform hoặc một số trường hợp là HKD, điều tra viên sử dụng điện thoại thông minh/máy tính bảng phỏng vấn trực tiếp và hoàn thành phiếu trên webform.
Khảo sát năm 2021 được tổng hợp ý kiến từ 2.505 phiếu khảo sát (60% trực tuyến và 40% trực tiếp), trong đó là 1.652 phiếu khảo sát của DDCI cấp Sở, ban, ngành (phần lớn đối tượng tham gia là các DN/HTX trong đó, DN chiếm chủ yếu 96,69%, còn lại 3,31% là HTX và HKD).
Ông Nguyễn Hoàng Long - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cho biết: “Việc khuyến khích khảo sát trực tuyến đã giúp đảm bảo tiến độ khảo sát, tránh các trường hợp gián đoạn trong trường hợp thực hiện giãn cách xã hội hoặc ở khu vực phong tỏa, cách ly... Kết quả năm 2021 ghi nhận tỉ lệ trả lời phiếu khảo sát trực tuyến lên tới 70,14% tổng số phiếu thu về”.
Theo lĩnh vực ngành nghề, thương mại - dịch vụ vẫn là ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phân phối mẫu (64,85%), tiếp theo là ngành công nghiệp - xây dựng (32,66%) và nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 2,49%. Tỷ lệ này cũng khá tương đồng với dàn mẫu khảo sát DDCI Hải Phòng năm 2020.
Theo kết quả đánh giá, điểm số trung bình của DDCI cấp Sở, ban, ngành năm 2021 của TP Hải Phòng đạt 76,3 điểm, tăng 1,64 điểm so với năm 2020. Điều này cho thấy những cải thiện tích cực trong điều hành quản lý của các cơ quan ở TP Hải Phòng.
Khoảng cách điểm số giữa đơn vị đứng đầu và đứng cuối là 7,41 điểm so với năm 2020 không có sự chênh lệch nhiều. Điều này tiếp tục cho thấy sự đồng đều về năng lực và chất lượng quản lý, điều hành của các Sở, ban, ngành đều có rất nhiều tiềm năng để thay đổi thứ hạng khi cách biệt điểm số dần thu hẹp. Năm 2021 cũng chứng kiến nhiều Sở, ban, ngành có sự thay đổi đáng kể so với năm 2020.
Cụ thể đối với cấp sở, ngành, Sở Văn hóa và Thể thao đã có sự bứt phá để dẫn đầu bảng xếp hạng với 80,18 điểm. Đứng cuối bảng xếp hạng là Sở Lao động, Thương binh và xã hội (72,77 điểm). Còn đối với nhóm quận, huyện, 3 đơn vị dẫn đầu bảng xếp hạng: UBND huyện Vĩnh Bảo xếp hạng Nhất (84,31điểm); UBND quận Đồ Sơn xếp hạng Nhì (83,56 điểm); UBND huyện Tiên Lãng xếp hạng Ba (83,50 điểm).
>>>Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dừng thu phí thủ công từ 1/6
>>>Hải Phòng: Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử
Ông Lê Anh Quân cho biết: “Việc đánh giá DDCI năm thứ 2 với chủ đề “Cải cách không giới hạn” tiếp tục là một bước đi mạnh mẽ và nỗ lực cải cách của Hải Phòng hướng tới cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh một cách toàn diện. Kết quả đánh giá chỉ số DDCI năm 2021 đảm bảo khách quan, công bằng thể hiện sự quan tâm, nỗ lực của các sở, ngành, địa phương. Để cải thiện chất lượng quản trị, điều hành kinh tế, TP Hải Phòng yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện tiếp tục rà soát, phân tích, nghiên cứu sâu kết quả đánh giá từng chỉ số thành phần trong Bộ chỉ số DDCI, xây dựng kế hoạch cải thiện chất lượng quản trị, điều hành kinh tế của đơn vị mình”.
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, Tiến sỹ Lê Duy Bình – Chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Viet Nam cho biết: “Một trong những điểm khác biệt rất lớn nhất mà Hải Phòng đã thực hiện trong việc đánh giá chỉ số DDCI đó là sự gần gũi giữa phương pháp luận đối với vấn đề thực tiễn. Điều này đã mang đến lợi ích thực tiễn cho cộng đồng doanh nghiệp. Ví dụ như chỉ số gia nhập thị trường, Hải Phòng không chỉ bó khuôn trong vấn đề đăng kí kinh doanh mà cách tiếp cận đã mở rộng hơn đến những vấn đề quan tâm hơn của cộng đồng doanh nghiệp như: Xin giấp phép chuyên ngành, giấy phép về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Như vậy, trách nhiệm gia nhập thị trường không chỉ là trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư, phòng Tài chính kế hoạch hay của các đơn vị phụ trách kinh doanh mà đó là trách nhiệm chung của các đơn vị khác nữa. Bằng cách tiếp cận như vậy, nó sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho cộng đồng doanh nghiệp”.
Đề xuất 2 nhóm giải pháp
Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 vừa được Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố, TP Hải Phòng đã bứt phá 5 bậc, lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố và nằm trong Top 10 địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất Việt Nam. Từ kết quả này, các chuyên gia cũng đánh giá cao nỗ lực của TP Hải Phòng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua việc triển khai DDCI.
Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá, việc Hải Phòng thực hiện và công bố DDCI là sự thể hiện cam kết cao của chính quyền thành phố trong nỗ lực cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh.
Còn theo TS. Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, việc Hải Phòng kiên quyết cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua bộ chỉ số PCI và DDCI sẽ giúp địa phương hình thành nét văn hóa mới. Đó là coi cải cách, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh và năng lực cạnh tranh trở thành một phong trào rộng khắp, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của tất cả Sở, ngành, địa phương.
Có thể nói việc đánh giá DDCI là một bước đi mạnh mẽ và nỗ lực cải cách của các cấp, các ngành, địa phương trong việc hướng tới cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh một cách toàn diện tại Hải Phòng. Để có thể tiếp tục cải thiện điểm số PCI, việc thực hiện chỉ số DDCI hiệu quả sẽ là một yếu tố quan trọng, tạo ra sự khác biệt.
Ông Nguyễn Hoàng Long cho biết: Để rút ngắn thời gian, chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp; cảm nhận thủ tục gia nhập thị trường là dễ dàng, thuận tiện, đơn giản; thay đổi nhận thức và đánh giá của doanh nghiệp đối với chính quyền thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng đề xuất 2 nhóm giải pháp bao gồm: Nhóm giải pháp tác động vào quá trình doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Trong đó, thực hiện mô hình tiếp nhận và giải quyết ngay trong ngày đối với hồ sơ đơn giản; mô hình hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ ĐKDN hợp lệ.
Nhóm giải pháp thứ 2 là tác động vào quá trình doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện. Trong đó, thực hiện mô hình kết nối thủ tục giấy phép kinh doanh có điều kiện; tổ chức các hội nghị đối thoại doanh nghiệp về các thủ tục gia nhập thị trường.
Ông Nguyễn Trung Tuyên – Giám đốc Công Ty CP Tư vấn và Đầu tư xây dựng CDS: Thông qua chỉ số DDCI, chúng tôi có thể phản ánh được chân thực chất lượng và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức cũng như cơ quan quản lý nhà nước khi đến làm các thủ thục hành chính. Chúng tôi tin tưởng và kỳ vọng vào việc đánh giá chỉ số DDCI sẽ tạo động lực để TP Hải Phòng làm tốt hơn nữa việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; là cơ sở để doanh nghiệp chúng tôi tin tưởng vào công tác chỉ đạo của các sở, ngành, các cấp chính quyền trong nỗ lực vì sự phát triển của TP Hải Phòng.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng: Những "mảnh ghép" cho du lịch nội đô
04:00, 18/06/2022
Hải Phòng: Tìm lời giải cho bài toán nguồn nhân lực
00:21, 13/06/2022
Hải Phòng: Bao giờ mới hết ách tắc tại các bãi container rỗng?
04:08, 10/06/2022
Hải Phòng: Bitexco sắp đầu tư 11 tỷ USD điện gió vào Bạch Long Vỹ
01:40, 10/06/2022