Đề xuất kết nối, khai thác và chia sẻ cơ sở dữ liệu Quốc gia

Diendandoanhnghiep.vn DN công nghệ được kết nối vào CSDLQG trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí do cơ quan quản lý công bố, đồng thời cho phép khai thác dữ liệu để thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh...

>> Hải Phòng số hoá cơ sở dữ liệu đất đai

Trên thực tế hiện nay, khi nhắc đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia (CSDLQG) thì trách nhiệm chính đang thuộc về các Bộ, ngành trong việc tập trung xây dựng trung tâm dữ liệu, cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, phần quan trọng nhất của một cơ sở dữ liệu quốc gia chính là dữ liệu. Những dữ liệu này có phần được quản lý bởi cơ quan Nhà nước và cũng có những dữ liệu do các tổ chức, doanh nghiệp chủ động quản lý.

Để có được dữ liệu đầy đủ nhất thì cần có sự chung tay đóng góp của cả 3 bên bao gồm: đơn vị xây dựng cơ sở dữ liệu, đơn vị trung gian kết nối và đơn vị đóng góp dữ liệu. Đồng thời, cả 3 đơn vị này phải được kết nối với nhau.

Ông Lê Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty CP MISA

Ông Lê Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty CP MISA

Đối với các đơn vị tham gia kết nối và đóng góp dữ liệu cũng cần có sự đa dạng để có thể bổ sung vào CSDLQG những dữ liệu được tập hợp từ nhiều lĩnh vực, nhiều tổ chức, đơn vị nhằm đáp ứng việc khai thác, phục vụ hiệu quả tiến trình chuyển đổi số toàn diện ở cả 3 trụ cột: Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số.

Phân tích về giá trị của cơ sở dữ liệu quốc gia, theo tôi, dữ liệu chỉ thật sự có giá trị khi cả Chính phủ, người dân, doanh nghiệp đều có thể khai thác và thụ hưởng lợi ích từ dữ liệu đó. Đặc biệt, nếu dữ liệu được mở cho doanh nghiệp khai thác sẽ đem đến nhiều dịch vụ hữu ích phục vụ người dân, phục vụ các cơ quan Nhà nước.

Như ở lĩnh vực bảo hiểm, nếu có một cơ sở dữ liệu quốc gia về giao thông, doanh nghiệp thuộc ngành bảo hiểm được phép tiếp cận và truy cập để kiểm tra được lịch sử của phương tiện và chủ phương tiện có thường hay xảy ra tai nạn  hay không để từ đó đưa ra mức phí bảo hiểm phù hợp.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại

MISA đề xuất Chính phủ, Bộ, ban, ngành cho phép doanh nghiệp công nghệ được kết nối vào CSDLQG trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí do cơ quan quản lý công bố, đồng thời cho phép doanh nghiệp, người dân đóng góp và khai thác dữ liệu để thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành, thủ tục hành chính và các lĩnh vực xoay quanh đời sống.

MISA đề xuất Chính phủ, Bộ, ban, ngành cho phép doanh nghiệp công nghệ được kết nối vào CSDLQG trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí do cơ quan quản lý công bố, đồng thời cho phép doanh nghiệp, người dân đóng góp và khai thác dữ liệu để thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành, thủ tục hành chính và các lĩnh vực xoay quanh đời sống.

Ở lĩnh vực ngân hàng, với việc vay tín chấp, nếu không có cơ sở dữ liệu về tài chính, tất cả các đối tượng đến vay ngân hàng đều có cơ hội và rủi ro ngang nhau. Tuy nhiên, nếu có cơ sở dữ liệu tài chính và ngân hàng được phép truy cập thì ngân hàng sẽ dễ dàng đánh giá được lịch sử vay, độ minh bạch tài chính, tiềm lực của từng đối tượng vay, từ đó đánh giá được đối tượng nào nên cho vay, duyệt cho vay nhanh hơn, hạn mức phù hợp hơn, giảm tỷ lệ rủi ro khi có thể lọc bớt những đối tượng có lịch sử nợ xấu. Đối với người đi vay, cơ sở dữ liệu tài chính là căn cứ để chứng minh sự minh bạch tài chính, giảm thiểu thủ tục giấy tờ, báo cáo tài chính và dễ dàng nhận được khoản vay phù hợp từ ngân hàng một cách nhanh chóng hơn.

Giá trị của cơ sở dữ liệu đã được nhiều Bộ, ngành coi trọng, quan tâm xây dựng và đưa vào triển khai, cho phép doanh nghiệp kết nối, người dân khai thác để thực hiện chuyển đổi số hoạt động sản xuất, kinh doanh và vận hành.

Điển hình là việc Tổng cục thuế cho phép các nhà cung cấp hoá đơn điện tử kết nối để cung cấp dịch vụ kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa vào vận hành CSDL ngành giáo dục nhằm cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin phục vụ quản lý trong ngành. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều nhu cầu kết nối của doanh nghiệp chưa được giải quyết, một số CSDL bị độc quyền kết nối gây khó khăn cho đơn vị cung cấp dịch vụ cũng như khiến CSDL kém phong phú, đa dạng.

Để góp phần cải thiện hiện trạng này, MISA đề xuất Chính phủ, Bộ, ban, ngành cho phép doanh nghiệp công nghệ được kết nối vào CSDLQG trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí do cơ quan quản lý công bố, đồng thời cho phép doanh nghiệp, người dân đóng góp và khai thác dữ liệu để thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành, thủ tục hành chính và các lĩnh vực xoay quanh đời sống. Bên cạnh đó, cần tránh độc quyền kết nối để đảm bảo CSDLQG phong phú và phát huy được giá trị tối đa nhất cho cơ quan Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Ở góc độ là một đơn vị trung gian kết nối giúp các cá nhân, tổ chức đóng góp dữ liệu vào CSDLQG, MISA đã phát triển một số nền tảng số hỗ trợ đắc lực cho việc kết nối dữ liệu giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp như: Nền tảng quản lý cán bộ MISA QLCB đồng hành cùng Sở Nội vụ – Tỉnh Bình Thuận hoàn tất việc cập nhật hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất kết nối, khai thác và chia sẻ cơ sở dữ liệu Quốc gia tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713265828 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713265828 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10