Đề xuất không giảm hạn mức tín dụng để "cứu" ngành sợi

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sợi trong năm 2024, không giảm hạn mức tín dụng và cũng không yêu cầu tài sản bảo đảm cố định. 

>>>Cần làm gì để tăng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp?

Chia sẻ tại Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô”, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, so sánh tương quan tỷ giá hối đoái giữa nội tệ các nước xuất khẩu dệt may trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may của Thế giới.

Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các doanh nghiệp tại Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô”.

Trong 2 năm 2022, 2023, sau đại dịch COVID-19 và trở lại phục hồi, các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Banglades, Thổ Nhĩ Kỳ đều có xu thế kích thích xuất khẩu.

Ông Trường cho biết, bốn quốc gia kia sử dụng công cụ khá mạnh là giảm giá đồng nội tệ để xuất khẩu. Trong 2 năm 2022, 2023, nước giảm giá đồng tiền tệ nhiều nhất là Thổ Nhĩ Kỳ giảm 50%, thứ hai là Banglades giảm 21% trong 2 năm, Trung Quốc giảm 11% từ 6,2 nhân dân tệ xuống 7,2 nhân dân tệ, và Việt Nam khoảng hơn 3%.

“Đứng riêng về tương quan tỷ giá hối đoái, 2 năm 2022, 2023, hàng dệt may của Việt Nam nói chung đã đắt so với các quốc gia trong top 5 cỡ khoảng 15%. Nó cũng là một trong những nguyên nhân 2 năm 2022, 2023, ngành xuất khẩu dệt may giảm đến 10%, và là nước giảm nhiều nhất trong 5 nước xuất khẩu dệt may”, ông Lê Tiến Trường cho biết.

Ông Trường cho biết thêm, về chính sách lãi suất và tín dụng. Nhìn chung hiện nay lãi suất của các quốc gia ở mức 3,5%. Tại Việt Nam với Tập đoàn Dệt may Việt Nam hiện nay, thì mức vay trung bình khoảng 7% với doanh nghiệp tốt và khoảng 9% đối với doanh nghiệp xấu.

Riêng Banglades hiện nay lãi suất khoảng 8%, nhưng họ lại lạm phát trên 10%, nên xét về lãi suất thực dương thì Việt Nam đang là lãi suất thực dương nhất trong các nước xuất khẩu dệt may.

Riêng trong Việt Nam thì lãi suất phải trả cho các ngân hàng năm 2023 của Vinatex trên Báo cáo hợp nhất tăng 10% so với năm 2022, trong khi tổng dư nợ giảm 11%.

“Dư nợ giảm 11% nhưng lãi phải trả tăng 10%, tức là so với năm 2022 thì giá vốn đắt hơn, so với năm 2021 có hỗ trợ thì lãi phải trả tăng 30%. Và đứng trên các hợp đồng tín dụng mà tập đoàn đang có của tháng 1, 2/2024 đến giờ phút này cũng chưa cho thấy được tổng lãi phải trả năm 2024 sẽ thấp đi so với năm 2023”, ông Trường phân tích.

Đồng thời cho biết, điểm đặc biệt là trong tất cả các doanh nghiệp dệt may thì doanh nghiệp không khó trong tiếp cận tín dụng khi có đơn hàng vì bản chất doanh nghiệp dệt may có đơn hàng thì có lời, nhưng trong suốt 18 tháng qua ngành khó khăn là ngành sản xuất nguyên liệu.

>>>"Các hãng tàu cần tôn trọng thị trường Việt Nam"

Trong đó, ngành sợi toàn thế giới là lỗ, không chỉ riêng ở Việt Nam. Năm 2022 tiếp cận vốn dễ, năm 2023 thì khó hơn và đặc biệt vừa rồi, cuối năm 2023, đầu năm 2024, khi xem xét hạn mức tín dụng 2024 đối với các doanh nghiệp ngành sợi rất khó khăn.

“Hiện nay tất cả các ngân hàng đều cắt giảm hạn mức cho vay với công ty sợi, hoặc yêu cầu có tài sản đảm bảo 100% với khoản vay ngắn hạn năm 2024. Năm 2023 tính chung giá trị tài sản đảm bảo này các khoản vay chỉ khoảng 20%, còn năm nay yêu cầu phải 100% hoặc là áp dụng chính sách trả được 10 thì chỉ được vay lại 8 hoặc 9”, ông Trường cho biết.

Doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sợi trong năm 2024, không giảm hạn mức tín dụng và cũng không yêu cầu tài sản bảo đảm cố định. 

Doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sợi trong năm 2024, không giảm hạn mức tín dụng và cũng không yêu cầu tài sản bảo đảm cố định. 

Đồng thời, đối với nhóm sợi hiện nay nhiều đơn vị đối với ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước thì vay khoảng 7%, ngân hàng thương mại cổ phần ngoài nhà nước thì khoảng 9%. Đây là về chính sách lãi suất và tín dụng.

Về chính sách hỗ trợ khác thì hiện nay các nước như Trung Quốc đang duy trì hỗ trợ rất mạnh giá điện. Đối với ngành sợi, Trung Quốc hiện nay đang áp dụng 4 cent/kw, chỉ bằng 50% của Việt Nam và áp dụng hỗ trợ 50% giá vận tải nội địa, kể từ 1/3/2023 khi mở cửa đến giờ.

Với Banglades vẫn đang áp dụng chính sách không bắt buộc bảo hiểm y tế và lương tối thiểu rất thấp, 15$/tháng. Chính từ cái nền này, nhìn từ góc độ của ngành dệt may xuất khẩu (ý kiến này có thể phù hợp với các ngành xuất khẩu nói chung) thì hiện nay việc kinh doanh, câu chuyện toàn cầu thua lỗ ở ngành sợi là có, nó cũng tương tự như ngành hàng không mấy năm của dịch COVID-19.

"Do đó, nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành thì chúng ta có thể mất đi ngành sợi", ông Trường nhận định và dẫn chứng, ngành sợi hiện nay có 10 triệu cọc sợi. Giá trị tài sản như đầu tư mới khoảng 6 tỷ đô, giá trị còn lại khoảng 3 tỷ đô và hiện nay mỗi năm đang trả ngân hàng khoảng 300 triệu đô.

“Nếu chúng ta giảm hạn mức thì nghe có thể an toàn về phương diện ngắn hạn, nhưng thực ra mất an toàn về vốn dài hạn vì không sản xuất thì không có tiền trả vay dài hạn trước đây. Hiện nay mức trả hàng năm 300 triệu. Ngắn hạn ảnh hưởng đến dài hạn thì chưa chắc là cái nợ", Chủ tịch Tập đoàn Dệt may nhận định.

Trong khi đó, ngành sợi cũng đang duy trì 150.000 lao động, tiền lương trả cho công nhân khoảng 1 tỷ đô, đặc biệt ngành sợi dùng điện nhiều, 1 năm đang trả khoảng 500 triệu đô tiền điện.

Có nhiều huyện như huyện Định Quán, Đồng Nai, 60% doanh thu ngành điện Định Quán đến từ nhà máy sợi. Nếu chúng ta tiếp tục huy động công suất với tỷ lệ thấp thì sẽ rất khó khăn.

Ông Trường cho rằng, đây là câu chuyện của chu kỳ kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp sợi đều bị như vậy nên cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sợi trong năm 2024, không giảm hạn mức tín dụng và cũng không yêu cầu tài sản bảo đảm cố định, để duy trì được sản xuất quay trở lại tỷ lệ huy động của họ.

Theo ông Trường, hiện nay lãi suất giảm nhưng tiếp cận giải ngân rất khó. Mặt khác, thực tế thị trường năm 2023 khó khăn hơn nhiều so với năm 2021, 2022 do Trung Quốc mở cửa và họ là quốc gia canh tranh lớn nhất của thế giới. Đến tháng 12/2023, báo cáo của Trung Quốc cũng mới chỉ huy động được 60% công suất ngành dệt may nên họ tiếp tục chính sách hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ huy động này.

Theo đó, ông Trường cho rằng: "Câu chuyện về có chính sách hỗ trợ như thời kỳ COVID-19 đối với giai đoạn phục hồi này cũng hết sức quan trọng cho các ngành xuất khẩu".

"Và chính sách cuối cùng liên quan đến tỷ giá, với mức 2 năm vừa rồi chỉ giảm 5% thì các ngành xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn so với các quốc gia khác. Chúng tôi cũng không dám nói nên giảm đi bao nhiêu, nhưng có lẽ 5% thì ít và khó cho các ngành xuất khẩu phục hồi", ông Trường nói.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất không giảm hạn mức tín dụng để "cứu" ngành sợi tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714321400 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714321400 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10