Đề xuất phân lại vùng kinh tế để xây dựng quy hoạch vùng

L.Mỹ 09/08/2018 16:39

Để thi hành Luật Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chia lãnh thổ quốc gia thành 7 vùng phục vụ lập quy hoạch vùng cho giai đoạn 2021 - 2030...

Theo đề xuất, sẽ giữ nguyên như hiện nay các vùng ĐBSH, ĐBSCL; tách vùng Trung du miền núi phía Bắc thành hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc; tách vùng Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa đến tỉnh Quảng Trị; nhập các tỉnh Lâm Đồng (của Tây Nguyên), Bình Thuận, Ninh Thuận (ở Duyên hải Nam Trung bộ) vào vùng Đông Nam Bộ hiện nay.

Ninh Thuận, Bình Thuận được phân vùng duyên hải miền Trung nay theo đề xuất sẽ lại trở về với vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: Biển Ninh Chữ - Ninh Thuận (nguồn: dulichninhchu)

Ninh Thuận, Bình Thuận được phân vùng duyên hải miền Trung nay theo đề xuất sẽ lại trở về với vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: Biển Ninh Chữ - Ninh Thuận (nguồn: dulichninhchu)

Cùng với đó, thành lập vùng Nam Trung bộ, bao gồm tỉnh TT - Huế, các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa và 4 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông).

Việc phân vùng này như vậy đã khác so với hiện nay - chỉ là 6 vùng kinh tế - xã hội. Theo Bộ KH&ĐT, công tác phân vùng đóng vai trò hết sức quan trọng, là công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước. Với mỗi thời kỳ, công tác phân vùng nhằm thực hiện mục đích nhất định của đất nước. Vì vậy, khó có thể có một sự phân vùng khách quan “tuyệt đối và vĩnh viễn”.

Có thể bạn quan tâm

  • Du lịch Khánh Hòa và bài toán liên kết vùng để phát triển

    11:00, 06/08/2018

  • Liên kết vùng trong phát triển kinh tế: Tìm “nhạc trưởng” điều phối

    11:00, 09/06/2018

  • Cần thêm “quyền lực” liên kết vùng

    04:15, 04/12/2017

  • Liên kết vùng vẫn chờ "nhạc trưởng"

    07:37, 30/09/2017

  • Lời giải cho liên kết vùng

    14:31, 29/09/2017

  • Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ 2017: Doanh nghiệp là động lực chính của liên kết vùng

    09:40, 29/09/2017

  • Diễn đàn kinh tế Đông Nam Bộ 2017: Doanh nghiệp là động lực chính của sự phát triển, liên kết vùng

    07:42, 27/09/2017

  • Diễn đàn kinh tế Đông Nam Bộ 2017: Doanh nghiệp là động lực chính của sự phát triển, liên kết vùng

    13:01, 26/09/2017

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cách phân vùng nói trên là cơ bản phù hợp với quan điểm về vùng theo Luật Quy hoạch, vừa có tính kế thừa, vừa mang tính đổi mới, đột phá, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, đặt tính liên kết vùng cao hơn tính tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội, dân cư, khắc phục được hạn chế vùng có khoảng cách quá dài, đồng thời tạo ra không gian phát triển mới hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và liên kết quốc tế.

Theo Luật Quy hoạch, hệ thống quy hoạch gồm 3 loại: quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

Trong đó, quy hoạch vùng có vai trò quan trọng, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đề xuất phân lại vùng kinh tế để xây dựng quy hoạch vùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO