Đề xuất thành lập Hội đồng Hiệp hội doanh nghiệp vùng Trung tâm kinh tế phía Nam

Diendandoanhnghiep.vn Tại Hội nghị giao ban giữa lãnh đạo VCCI và các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, lãnh đạo VCCI HCM đã đề xuất thành lập Hội đồng Hiệp hội doanh nghiệp vùng Trung tâm kinh tế phía Nam.

>>>VCCI sẽ hỗ trợ doanh nghiệp ngành dệt may tìm kiếm thị trường mới

VCCI HCM tổ chức Hội nghị Giao ban năm 2023 giữa lãnh đạo VCCI với các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp - Ảnh: Đình Đại.

VCCI HCM tổ chức Hội nghị Giao ban năm 2023 giữa lãnh đạo VCCI với các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp - Ảnh: Đình Đại.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp

Phát biểu tại Hội nghị Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Võ Tân Thành điểm lại những khó khăn của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2023. Theo ông Thành, bước sang năm 2023, nền kinh tế thế giới càng gặp nhiều khó khăn hơn, suy thoái kinh tế diễn ra ở nhiều nước, đặc biệt là những nước mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…

 Theo Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành, 3 tháng đầu năm, lạm phát trên thế giới tuy đã có dấu hiệu chậm lại, nhưng vẫn còn ở mức cao, cuộc chiến tranh Nga – Ukaraina vẫn còn rất phức tạp. Giá các loại nhiên liệu, vật tư nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động, kéo theo chi phí đầu vào tăng cao.

“Việt Nam là một nước có độ mở của nền kinh tế cao, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu lớn so với GDP. Do đó, khi thị trường thế giới biến động, chắc chắn sẽ tác động đến nền kinh tế của chúng ta, điều này đã thể hiện rất rõ từ quý IV/2022, khi đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, đặc biệt là trong ngành dệt may, da giầy, đồ gỗ… có lĩnh vực đơn hàng giảm đến 35%, riêng ngành đồ gỗ giảm 60%. Đến quý I/2023 kim ngạch xuất khẩu của chúng ta đã giảm 11,9%, nhập khẩu cũng giảm 14,7%”, Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành chia sẻ.

Về thu hút đầu tư nước ngoài, ông Thành cho biết, tuy số vốn đăng ký có tăng, nhưng số vốn thực hiện lại giảm. Lạm phát có xu hướng tăng lên, chỉ số lạm phát cơ bản là 5,01%, chỉ số giá tiêu dùng trong quý I tăng 4,18%. Đặc biệt, đối với lĩnh vực sản xuất tăng trưởng âm, công nghiệp và xây dựng âm 0,8%. Riêng lĩnh vực bất động sản, 3 tháng đầu năm âm 16,2%.

Trong khi, các doanh nghiệp không những khó khăn về thị trường, mà còn khó khăn về tiếp cận vốn. Hiện nay, lãi suất vẫn còn cao, room tín dụng bị giới hạn ở mức 14%. Kênh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu cũng bị “tắc”. Ngoài ra, các chi phí vật tư nguyên liệu đầu vào, chi phí vốn cũng tăng, khiến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và sức cạnh tranh giảm sút.

Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Võ Tân Thành phát bike6u3 tại Hội nghị - Ảnh: Đình Đại.

Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Võ Tân Thành phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Đình Đại.

“Gần đây, các doanh nghiệp nói nhiều về môi trường kinh doanh của chúng ta đặc biệt là các thủ tục hành chính, thủ tục pháp lý…đang bị ngưng trệ, do cán bộ thực hiện cấp sở, ngành sợ sai dẫn đến hiện tượng đùn đẩy, đá qua đá lại. Vì vậy, những thủ tục hành chính liên quan đến các doanh nghiệp bị chậm trễ rất nhiều”, Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành nhấn mạnh.

Từ những thực tế khó khăn trên, Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành đặt vấn đề, VCCI cũng như các Hiệp hội doanh nghiệp với vai trò là các tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp thì cần phải có những hành động cụ thể để hỗ trợ công đồng doanh nghiệp.

Theo đó, một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp đang rất cần nhất hiện nay là tháo gỡ những vướng mắc về các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; Thứ hai, là kịp thời tập hợp những kiến nghị của các doanh nghiệp, phản ảnh kịp thời những khó khăn để tìm giải pháp tháo gỡ. Cùng với đó, là hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới, kết nối ngân hàng với  doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn về vốn.

Thứ ba, cần hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ các Hiệp định Thương mại (FTA) mang lại. Bởi theo ông Thành, hiện nay, Việt Nam đã ký kết 16 FTA. Trong đó, có nhiều Hiệp định quan trọng như CPTTP, EVFTA, RCEP…Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI tận dụng tốt các cơ hội từ những Hiệp định này, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa tận dụng được nhiều.

Ngoài ra, VCCI và các Hiệp hội doanh nghiệp cũng cần phối hợp tổ chức các hoạt động để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về thị trường, pháp lý,…

>>>VCCI hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các FTA

Liên kết, tăng sức mạnh hỗ trợ doanh nghiệp

ông Trần Ngọc Liêm – Giám đốc VCCI HCM đề xuất thành lập

Ông Trần Ngọc Liêm – Giám đốc VCCI HCM đề xuất thành lập Hội đồng Hiệp hội doanh nghiệp vùng Trung tâm kinh tế phía Nam nhằm tăng sức mạnh hỗ trợ doanh nghiệp - Ảnh: Đình Đại.

Liên quan đến vấn đề phối hợp giữa VCCI với các Hiệp hội doanh nghiệp, ông Trần Ngọc Liêm – Giám đốc VCCI HCM cho biết, trên thực tế đã có những mô hình như Hội đồng Hiệp hội doanh nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo Giám đốc VCCI HCM, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, việc liên kết giữa VCCI với các Hiệp hội, với chính quyền các địa phương trong vùng và liên vùng là một yếu tố quyết định, mang tính đột phá góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong địa bàn và tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững.

Giám đốc VCCI HCM Trần Ngọc Liêm cho rằng, đối với chức năng hoạt động của VCCI cũng như các Hiệp hội có sự tương đồng về chức năng tập hợp và đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên và vai trò xúc tiến, hỗ trợ các Hội viên.

“Việc phối hợp giữa VCCI với các Hiệp hội là rất cần thiết, vì VCCI có các hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động trên cả nước. Do đó, các bên có thể tận dụng nguồn lực của nhau, qua đó, tạo lên sức mạnh trong việc tập hợp, kiến nghị những khó khăn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp đến các cơ quan của Chính phủ cũng như các địa phương sẽ được thuận lợi hơn”, Giám đốc VCCI HCM Trần Ngọc Liêm chia sẻ.

Đối với câu chuyện cải thiện môi trường kinh doanh, ông Liêm cho biết, VCCI cũng có nhiều công cụ có tác động lớn đến Chính phủ như chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tuy nhiên, trong năm 2022, các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đều bị sụt giảm chỉ số PCI, có những địa phương đã vuột ra khỏi TOP 30.

“Điều này phản ánh môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong khu vực đã có chiều hướng đi xuống và ảnh hướng đến doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đây là một vấn đề rất quan ngại, đòi hỏi chúng ta cần phải sớm cùng với chính quyền địa phương tác động để có những hành động tích cực hơn nữa để cải thiện môi trường kinh doanh của khu vực phía Nam”, ông Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh.

Lãnh đạo các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp các địa phương tham dự Hội nghị - Ảnh: Đình Đại.

Lãnh đạo các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp các địa phương tham dự Hội nghị - Ảnh: Đình Đại.

Liên quan đến đề xuất thành lập Hội đồng Hiệp hội doanh nghiệp vùng Trung tâm kinh tế phía Nam (Hội đồng), ông Liên cho biết, thành phần của Hội đồng này gồm các Hiệp hội, Liên đoàn doanh nghiệp 7 tỉnh, thành phố gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Bình Phước và Lâm Đồng. Trong đó, VCCI HCM giữ vai trò điều phối và hỗ trợ các hoạt động của Hội đồng.

Hội đồng có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chuyên môn của VCCI và các sở ban ngành tại các địa phương trong khu vực thực hiện công tác tham mưu cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, chính quyền địa phương về những vấn đề liên quan đến chính sách phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp trong vùng.

Mục đích hoạt động của Hội đồng là Tạo ra tiếng nói chung trong việc kiến nghị đến các cơ quan chức năng, chính quyền từ trung ương đến địa phương về những chính sách của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp.

Thúc đẩy các hoạt động của Hội, Hiệp hội doanh nghiệp và Hiệp hội ngành nghề nhằm hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp trong vùng. Gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm giữa các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp và Hiệp hội ngành nghề.

Cầu nối doanh nghiệp và các cơ quan Đảng, Đoàn thể, chính quyền địa phương trong vùng. Thúc đẩy việc cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh trong Vùng thông qua các hoạt động của các Hội, Hiệp hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất thành lập Hội đồng Hiệp hội doanh nghiệp vùng Trung tâm kinh tế phía Nam tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714003449 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714003449 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10