Dệt may không thể “đủng đỉnh” trước CPTPP

Diendandoanhnghiep.vn Khi cắt giảm mạnh thuế suất nhập khẩu hàng may mặc, Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất trong 11 quốc gia CPTPP. Nhưng nếu “đủng đỉnh”, có thể cơ hội này sẽ bị “vuột” mất…

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may đón nhận thông tin Quốc hội phê chuẩn CPTPP với một tâm thế sẵn sàng, bởi ngành đã có những bước chuẩn bị từ khi Hiệp định này khởi động đàm phán.

p/Cổ phiếu Vinatex đã có nhiều phiên tăng giá ấn tượng khi Hiệp định CPTPP được ký kết và thông qua. Ảnh: Huỳnh Sử

Cổ phiếu Vinatex đã có nhiều phiên tăng giá ấn tượng khi Hiệp định CPTPP được ký kết và thông qua. Ảnh: Huỳnh Sử

Sẵn sàng cho “trận đánh” lớn

Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại TNG (TNG) được đánh giá là doanh nghiệp dệt may lớn ở khu vực phía Bắc. Nắm bắt được những cơ hội mà CPTPP mang lại, từ 3 năm nay doanh nghiệp này đã có sự chuẩn bị và sẵn sàng. Riêng với thị trường Canada, một thành viên CPTPP, TNG đã có kinh nghiệm XK từ 10 năm nay.

Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch TNG nói rằng, khi CPTPP có hiệu lực, TNG sẽ có nhiều thuận lợi hơn ở thị trường này, bởi hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam sẽ được giảm thuế và cạnh tranh trực tiếp với hàng Trung Quốc. TNG đã dự phòng nguồn nguyên liệu từ trước để đáp ứng các đơn hàng tăng trưởng sau khi CPTPP thực thi. Hiện một số nguyên liệu trong nước như vải lót, vải bông, chỉ... đã đáp ứng được yêu cầu của phía nhập khẩu, giúp TNG chủ động được nguồn nguyên liệu.

Thực tế, từ đầu năm tới nay các đơn hàng nước ngoài, nhất là từ Canada đã tăng mạnh khoảng 30-40% so với cùng kỳ. Điều này đã có những tác động lớn tới doanh thu của TNG trong 10 tháng đầu năm. “Hiện chúng tôi đang có hai khách hàng lớn từ thị trường Canada và sẽ tiếp tục mở rộng thêm đối tác tại thị trường tiềm năng này”, ông Thời nói và hy vọng, khi CPTPP có hiệu lực, TNG sẽ đưa được hàng vào các thị trường tiềm năng như Australia, NewZealand.

  Hiệp định CPTPP quy định thuế suất hầu hết mặt hàng sẽ giảm về 0% trong vòng 7 năm, Việt Nam có thể nới lỏng đến 10 năm. 

Theo tìm hiểu, không chỉ TNG, nhiều doanh nghiệp khác trong ngành dệt may, cũng đã có những sự chuẩn bị kỹ càng, thậm chí có doanh nghiệp mạnh tay đầu tư hàng chục triệu USD để xây dựng nhà máy dệt, nhiều doanh nghiệp chọn phương án hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để đảm bảo chuỗi cung ứng về quy tắc xuất xứ từ sợi trong CPTPP.

Ông Trương Văn Cẩm nói rằng, CPTPP giúp ngành dệt may tiếp cận nhiều thị trường lớn có tiềm năng, trong đó có những thị trường hiện Việt Nam chưa có FTA. Hiệp định CPTPP quy định thuế suất hầu hết mặt hàng sẽ giảm về 0% trong vòng 7 năm, Việt Nam có thể nới lỏng đến 10 năm. Thuế XK vào các thị trường giảm sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may còn có thể tận dụng được nguồn cung nguyên liệu, học hỏi công nghệ sản xuất và trình độ quản lý từ các nước nội khối. Để đạt mục tiêu tăng trưởng XK mỗi năm đạt trên dưới 10%/năm thì ngành dệt may Việt Nam đã lên kế hoạch phải tập trung vào khai thác tốt những thị trường trong khối CPTPP.

Nỗi lo còn đó

Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc tập đoàn dệt may Việt Nam cho rằng, dù có nhiều lợi thế cạnh tranh khi CPTPP được thực thi, ngành dệt may cũng không thể “đủng đỉnh” để đáp ứng các yêu cầu của CPTPP, bởi chắc chắn các quốc gia cạnh tranh với dệt may Việt Nam đang có thuế quan cao hơn so với Hiệp định này cũng đã có những phương án để cạnh tranh.

“Lợi thế tương đối của CPTPP có thể chỉ tồn tại 1-2 năm, nếu không tận dụng được thì nó sẽ sớm bị san bằng bởi các Hiệp định mới với các quốc gia mới” ông Trường nói.

Trên thực tế, các doanh nghiệp dệt may lớn đều có sự chuẩn bị kỹ càng cho “trận đánh” lớn thời hậu CPTPP. Nhưng với các doanh nghiệp nhỏ, chưa đủ sức thì sự lo lắng vẫn còn đó, nhất là câu chuyện chứng minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm... Bởi hiện nay, nguyên liệu vải mà các công ty may tại Việt Nam sử dụng đa phần nhập từ Trung Quốc, trong khi nước này không tham gia CPTPP, nên những sản phẩm dệt may có vải xuất xứ từ Trung Quốc sẽ không được hưởng ưu đãi thuế từ hiệp định này. Và như vậy, câu chuyện phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may vẫn chưa thể có hồi kết, bởi chỉ có đảm bảo quy tắc xuất xứ trong nội khối thì mới được hưởng lợi nhờ thuế giảm.

Cũng cần nhắc lại, trong nội khối CPTPP có nhiều nước mạnh về xuất khẩu dệt may như: Mexico, Peru, Malaysia… các nước này đều đi trước, đồng thời tự chủ được nguyên vật liệu đầu vào, trong khi đây lại là điểm yếu của dệt may Việt nên chắc chắn các doanh nghiệp dệt may sẽ phải cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp các nước trên.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dệt may không thể “đủng đỉnh” trước CPTPP tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714088681 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714088681 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10