Didi - Uber “kẻ cười người khóc”!

Diendandoanhnghiep.vn Cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ gọi xe nhưng hoàn cảnh của “ông lớn” Uber và “kẻ mới nổi” Didi Chunxing khác biệt hoàn toàn.

Đại dịch COVID-19 đã đè bẹp hầu hết các công ty dịch vụ gọi xe, Uber chìm trong "bết bát". Báo cáo quý 4 vào ngày 10 tháng 2 vừa qua cho thấy, họ đã chịu một khoản lỗ lên đến 1,1 tỷ USD trong quý. Trong khi đó, năm 2020 đã chứng kiến một Didi Chuxing khác biệt, họ kiếm được lợi nhuận hơn 1 tỷ USD từ hoạt động kinh doanh dịch vụ gọi xe.

Đại dịch COVID-19 khiến các dịch vụ gọi xe gặp khó khăn nghiêm trọng.

Đại dịch COVID-19 khiến các dịch vụ gọi xe gặp khó khăn nghiêm trọng.

Thời điểm này, người ta đưa ra nhiều so sánh giữa Uber và Didi cũng như phong cách kinh doanh và thị trường của họ.

Didi đã cho thấy cái cách họ thể hiện khả năng của một công ty vận tải vì lợi nhuận, ngay cả trong những thời điểm khó khăn. Họ đã trung thành trong quản lý để phát triển kinh doanh gọi xe, trong khi Uber và Lyft buộc phải tồn tại bằng cách phát triển dịch vụ giao đồ ăn.

Việc Uber không có khả năng kiếm tiền đã khiến một số người cho rằng hãng đang rơi vào tình trạng kinh doanh tồi tệ. Uber đang cố gắng duy trì sự tồn tại hơn là việc phát triển bởi họ phải chi tiêu rất nhiều cho việc tăng trưởng. Đặc biệt, trong việc trợ cấp lái xe để tuyển dụng và duy trì các lái xe khi phát triển.

Đơn cử một ví dụ, một hành trình điển hình của Uber có giá khoảng 2 USD/dặm. Họ giữ 50 cent trong số đó và trả cho tài xế 1,5 USD. Người lái xe chịu 30-50 cent /dặm chi phí xe và khấu hao, và phần còn lại là công của họ. 

Trên thực tế, Uber không thực sự kiếm được nhiều tiền với 50 cent đó, họ phải bỏ ra chi phí để đảm bảo chuyến đi và chi phí cho máy chủ của họ. Có thể thấy, tỷ suất lợi nhuận gộp trên khoản “lãi” 50 cent đó tưởng chừng sẽ khá cao nhưng lợi nhuận vẫn chưa xuất hiện.

Trong khi đó, Didi hoạt động ở Trung Quốc với giá rẻ hơn Uber ở Mỹ. Ở Thượng Hải, bạn sẽ chỉ phải trả khoảng 2,30 USD tiền mở cửa và 84 cent /dặm. Rõ ràng Didi có chi phí thấp hơn nhưng họ lại đang kiếm được lợi nhuận tốt với mức giá thấp hơn này.

Nhưng Didi Chunxing lại là một thứ gì đó khác biệt.

Nhưng Didi Chunxing lại là một thứ gì đó khác biệt.

Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của Didi được cho là do chiến lược hợp lý của ban lãnh đạo công ty trong những thời điểm quyết định.

Kể từ năm 2012, khi Cheng Wei lần đầu tiên thành lập công ty Beijing Orange Technology và ra mắt ứng dụng gọi taxi Didi Dache. Sau đó họ sáp nhập với đối thủ nội địa lớn nhất của mình là Kuaidi trong một thương vụ trị giá 6 tỷ USD vào năm 2015, nhằm cắt giảm chi phí cạnh tranh và trở thành ứng dụng gọi xe lớn nhất Trung Quốc, đổi tên thành Didi Chuxing.

Chỉ trong vòng 4 năm sau, Didi đã mở rộng phạm vi hoạt động ra 400 thành phố tại Trung Quốc, cho phép người dùng đặt và thanh toán điện tử đối với các loại xe taxi, xe tư, limousine, xe buýt công cộng. Có tới 80% tài xế taxi tại Trung Quốc sử dụng Didi để tìm hành khách. Họ được "chống lưng" bởi Softbank và Tencent.

Tháng 8 năm 2016, Didi Chuxing đã mua lại luôn chi nhánh Uber Trung Quốc, nắm giữ toàn bộ tài sản gồm thương hiệu, hoạt động kinh doanh, dữ liệu vận hành của Uber tại Trung Quốc đại lục. Và họ sở hữu đến 90% thị trường gọi xe rộng lớn của Trung Quốc.

Năm 2017, Didi tấn công vào các thị trường Mexico, Úc và Nhật Bản. Năm 2019, Didi đã thâm nhập vào Mỹ Latin bao gồm các nước Chile, Colombia và Costa Rica. Sau đó, họ tiếp tục cung cấp các dịch vụ gọi xe trực tuyến cho người dùng ở Panama, Nga, New Zealand, Dominica, Peru và Argentina vào năm 2020.

Tổng cộng, Didi đã thu hút hơn 550 triệu người dùng trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và Nga bằng cách cung cấp dịch vụ gọi taxi, đặt xe riêng, chia sẻ xe, xe buýt, xe đạp và xe đạp điện tử và họ có đến hơn 10 tỷ lượt hành khách mỗi năm. Chỉ tính riêng bên ngoài Trung Quốc, Didi có hơn 20 triệu người dùng và 2,8 triệu tài xế và giao thông viên.

Họ có mặt ở khắp khắp Châu Á Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và thậm chí cả ở Nga.

Họ có mặt ở khắp khắp Châu Á Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và thậm chí cả ở Nga.

Ngoài ra, họ đang có một nhánh lái xe tự hành non trẻ được hỗ trợ bởi SoftBank và nằm trong nhóm các công ty AI mới nổi của Trung Quốc đang tích cực phát triển và thử nghiệm các phương tiện tự hành. Didi cũng đang làm việc với tập đoàn sản xuất ô tô điện khổng lồ BYD của Trung Quốc để đồng thiết kế một mẫu xe dành riêng cho việc gọi xe.

Có thể nói, trong vài năm trở lại đây, lĩnh vực gọi xe trực tuyến đã phát triển một cách mạnh mẽ. Ngành công nghiệp này, với sự tham gia đông đảo của các kỳ lân công nghệ thế giới đang được kỳ vọng sẽ trở thành một phương tiện tích lũy tài sản mới. Didi Chuxing hiện tại đang trở thành một trong số những công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới và có thể trong tương lai không xa, họ sẽ vượt trên cả Uber.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Didi - Uber “kẻ cười người khóc”! tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714295101 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714295101 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10