GS.TS. Nguyễn Đức Khương, PGĐ phụ trách nghiên cứu Trường kinh doanh IPAG, Paris nhấn mạnh, hệ sinh thái ĐMST sẽ là không gian tạo con người, quy trình vận hành đan xen và thúc đẩy tăng năng suất.
>>Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Cần gói hỗ trợ tài chính đủ lớn, đủ rộng và dài
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, liên quan đến nền tảng phát triển, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo GS.TS. Nguyễn Đức Khương cho rằng thường sẽ phải trả lời hai câu hỏi: Tại sao cần 1 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo?. Ở đây, đổi mới sáng tạo là một yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua việc thúc đẩy tăng năng suất, tăng hiệu quả và từ đó sản xuất được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn. Khi đạt đến 1 trình độ cao chúng ta tiến đến đổi mới, đột phá, điều này cho phép chúng ta tạo ra chuỗi giá trị, lợi thế cạnh tranh và có thể thay thế những sản phẩm cũ.
Câu hỏi thứ hai: Đâu là giải pháp cơ cấu thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển gồm: tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển; đầu tư vào giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện cho các doanh nhân khởi nghiệp một cách dễ dàng hơn;… tạo dựng vườn ươm công nghệ?
GS.TS. Nguyễn Đức Khương cho rằng, điều chúng ta phải chú ý là việc đổi mới sáng tạo chỉ tốt khi nằm trong một hệ sinh thái sáng nghiệp và văn hóa sáng nghiệp. Cần nhận thức rõ vai trò phải đào tạo văn hóa đào tạo kiến thức về sáng lập doanh nghiệp cho lớp doanh nhân tiếp theo. Bên cạnh đó phải tập trung vào đổi mới sáng tạo ko chỉ liên quan đến khoa học công nghệ mà còn liên quan trực tiếp đến thể chế về kinh tế - chính trị; xã hội;… có sự đan xen, tương tác lẫn nhau từ đó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Khi nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế, thấy rằng tồn tại tam giác thành công cho chiến lược xây dựng, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, bao gồm 3 mũi nhọn: Xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định, tăng tốc trong chuyển đổi số; có thái độ với rủi ro rõ ràng hơn; Chính sách và môi trường đổi mới sáng tạo; khung pháp lý về thuế và thương mại nhằm thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển dựa trên việc tạo khung pháp lý về số hóa chúng ta đơn giản thủ tục hành chính cho khởi nghiệp, sáng lập doanh nghiệp.
Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo có các tầng khác nhau và tầng cao nhất là hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia quốc gia, ngành, khu vực, tỉnh/thành phố, cấp tổ chức, … Liên quan đến loại hình đổi mới sáng tạo, chúng ta xoay quanh 4 loại hình đổi mới sáng tạo chủ đạo: đổi mới sản xuất; đổi mới quy trình, công nghệ, quản trị; Đổi mới tiếp thị, thị trường, mô hình kinh doanh; Đổi mới tổ chức, sắp xếp con người, bộ máy. Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở đây sẽ là một không gian bao gồm tất cả những con người, quy trình và quy tắc của trò chơi cần thiết để thực hiện đổi mới tăng năng suất, hiệu quả. Tức là sử dụng ít đầu vào nhưng tạo được nhiều của cải, sản phẩm hơn.
Bên cạnh đó, COVID-19 tạo ra nhiều thách thức cho đổi mới và sáng tạo. Trong đó có thách thức dành riêng cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đó là sự suy giảm về nhu cầu dẫn đến việc hạn chế đầu tư vào R&D, đổi mới sáng tạo. Những đổi mới sáng tạo buộc phải tập trung vào vấn đề đổi mới mang tính chất dự báo thị trường tương lai, đổi mới có tính thích ứng gắn chặt chẽ với yêu cầu, bài toán từ nền kinh tế, yêu cầu phải có hành lang về mặt chính sách tạo không gian cho thử nghiệm các phương thức chưa tồn tại có điều kiện phát triển; phải có thích ứng với giảm tính di động, sự sẵn sàng và năng lực của nhân viên và đối tác. Cuối cùng là giải quyết các bài toán kinh tế - xã hội mới: biến đổi khí hậu, bảo mật thông tin, đảm bảo niềm tin trong môi trường số, ưu tiên những người nghèo nhất và không bỏ lại ai phía sau.
Liên quan đến vấn đề này, GS.TS. Nguyễn Đức Khương, Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu Trường kinh doanh IPAG, Paris nhấn mạnh, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo sẽ là không gian tạo con người, quy trình vận hành đan xen và thúc đẩy tăng năng suất.
“Hỗ trợ của Nhà nước, Chính phủ cần tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ về vốn, chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp, thông qua giúp doanh nghiệp thực hiện hành động chiến lược để ứng phó với 5 thách thức lớn. Đó là thách thức thay đổi mô hình kinh doanh, đầu tư công nghệ, dữ liệu lớn để có thể hiểu người tiêu dùng hơn và tiếp cận với họ. Thách thức chuyển đổi số, dịch vụ số, bằng những nền tảng phải tự sáng tạo ra, dùng chung, thách thức liên quan đến nguồn lực con người”, GS.TS. Nguyễn Đức Khương khuyến nghị.
"Trong đó, chú trọng đổi mới mô hình kinh doanh (đáp ứng những yêu cầu mưới từ khách hàng, kinh doanh theo hướng bền vững, có khả năng kháng cự với các cú sốc, tạo sự khác biệt được người tiêu dùng quan tâm đánh giá cao), thu hút nhân tài, đầu tư công nghệ và dữ liệu lớn, chuyển đổi số, thúc đẩy dịch vụ lưu động. Chỉ có sự gắn kết chặt chẽ con người – quy trình – luật chơi mới tạo ra được một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo giải quyết hiệu quả các thách thức hiện tại và tương lai”, GS.Nguyễn Đức Khương nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
01:00, 06/12/2021
21:10, 05/12/2021
18:02, 05/12/2021
15:53, 05/12/2021
15:49, 05/12/2021