[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Vị Tiến sĩ, Bác sĩ gần 30 năm khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo

Lê Khánh Trang (Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội) 05/09/2019 05:44

Về hưu, không chọn cuộc sống an dưỡng tuổi già, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Chương đã mở phòng khám miễn phí cho người nghèo. Từ đó đến nay, phòng khám của ông đã mở cửa được 27 năm...

Phòng khám nhỏ nằm nép mình trong con ngõ 424 Thụy Khuê (Quận Tây Hồ, Hà Nội) nhưng lúc nào cũng chật kín người đến chờ được vị lương y khám bệnh. Phòng khám của vị bác sĩ 85 tuổi chuyên khám chữa bệnh bại liệt, teo cơ, cơ xương khớp, tai biến,....Đặc biệt là hoàn toàn miễn phí cho những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

b

Phòng khám của ông mở cửa từ 7h sáng tới 8-9 giờ tối khi đã hết bệnh nhân mới đóng cửa. 

Ở tuổi "bát thập đắc hi hỉ", bỏ qua những phút nghỉ ngơi đùa vui cùng con cháu, ông cụ tóc bạc phơ vẫn ân cần chăm sóc từng bệnh nhân tại phòng khám. Phòng khám của ông mở cửa từ 7h sáng tới 8-9 giờ tối khi đã hết bệnh nhân mới đóng cửa. Đều đặn suốt 27 năm qua từ khi về hưu, ông duy trì công việc này với cái tâm của người thầy thuốc.

Bác sĩ Nguyễn Văn Chương sinh ra tại Thái Bình. Năm 1959 ông tốt nghiệp Đại học Y (Hà Nội). Chuyên ngành của ông là nghiên cứu về cơ, xương, khớp, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Năm 1980, ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Y học Bulgaria. Sau đó, ông về nước và làm việc tại Ban Y tế của Bộ Năng lượng. Nghỉ hưu năm 1992, ông quyết định mở phòng khám để khám bệnh miễn phí cho người nghèo.

Bệnh nhân ở phòng khám của ông cũng đủ mọi lứa tuổi: có bé mới 6 - 7 tháng đến những ông cụ bà cụ 70-80 tuổi. Các bệnh mãn tính, nặng nhất là cơ xương khớp, bại liệt, tai biến ông đều có cách chữa trị riêng biệt. 

Phòng khám dưới tầng 1 được chia làm 2 phòng nhỏ: 1 phòng điều trị, 1 phòng phục hồi chức năng. Các thiết bị, máy móc phần nhiều được ông mua từ khi mới mở phòng khám bằng số tiền tự dành dụm được sau khi nghỉ hưu. Vì là "phòng khám của người nghèo" nên tất cả bệnh nhân nghèo đều được khám bệnh miễn phí. Ai có vấn đề gì về sức khỏe tới xin tư vấn ông Chương cũng không lấy tiền.

Vời công nhân, nông dân, chi phí chữa bệnh chỉ ở mức tối thiểu để duy trì hoạt động của phòng khám. Trẻ em, người nghèo, người khuyết tật được ông chữa bệnh không mất tiền, người không có lương được giảm.

Dù đã cao tuổi nhưng vị bác sĩ vẫn cập nhật thông tin chữa bệnh hiện đại

Dù đã cao tuổi nhưng vị bác sĩ vẫn không ngừng cập nhật thông tin chữa bệnh hiện đại.

“Đa số bệnh nhân đến với tôi là lao động nghèo, bệnh lâu năm đã đi chữa nhiều nơi không khỏi hoặc họ không có điều kiện để vào những phòng khám, bệnh viện lớn”, bác sĩ Chương chia sẻ.

Bệnh nhân nghèo tìm đến bác sĩ Chương rất đông. Mỗi tháng, trung bình ông chữa trị cho 300-400 bệnh nhân.

gfg

Phòng khám của Bác sĩ Chương lúc nào cũng đông bệnh nhân tới khám.

Có lẽ, mấy chục năm làm nghề, chứng kiến đủ mọi trạng thái cảm xúc của người bệnh, hơn ai hết, những người thầy thuốc như ông chính là người hiểu rõ nhất tâm tư, nguyện vọng của bệnh nhân nhất.

‘Niềm vui trong gần 30 năm khám chữa bệnh của tôi là hàng nghìn trẻ em, người già đau ốm trở lại sinh hoạt bình thường chứ không nằm ở đồng tiền tôi thu được’, bác sĩ Chương chia sẻ.

Các bệnh nhân được ông chữa bệnh, tư vấn tận tình.

Các bệnh nhân được ông chữa bệnh, tư vấn tận tình.

Từ tận tâm, bác sĩ Chương luôn ân cần, chu đáo với người bệnh. Bởi ông nghĩ, cuộc đời của mình gắn bó với người nghèo, từ nông thôn tới công trường, hầm mỏ. Nếu những người lao động không đau ốm thì họ có thể làm việc nuôi sống chính bản thân và cả gia đình. Cũng chính vì bệnh tật họ không còn sức làm việc, giờ lại tốn quá nhiều chi phí chữa trị thì nghèo lại càng nghèo, khổ lại càng khổ. Nên suy cho cùng, giúp được bao nhiêu người ông vẫn cố gắng, dù đôi khi tuổi già lắm khi trở trời cũng mệt.

hh

Các phương pháp trị liệu cơ bản được treo khắp phòng khám để tất cả bệnh nhân ai cũng có thể thực hành.

"Tôi luôn tìm những phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất cho người bệnh. Cao siêu quá mà người ta lại nghèo làm sao đủ khả năng chi trả. Giờ họ tới đây, đỡ tốn kém cả tiền bạc lẫn thời gian thì mới gọi là phòng khám của người nghèo được", bác sĩ Chương chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Giáo viên “cắm bản” lặn lội rừng sâu tìm trò

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Giáo viên “cắm bản” lặn lội rừng sâu tìm trò

    06:01, 02/09/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Cần nghiêm trị hành vi bạo hành phụ nữ

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Cần nghiêm trị hành vi bạo hành phụ nữ

    06:28, 30/08/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Nên nhân rộng mô hình bể chứa rác vùng ven

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Nên nhân rộng mô hình bể chứa rác vùng ven

    05:21, 29/08/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Xót thương bé gái mắc phải hội chứng hiếm gặp ở Nghệ An

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Xót thương bé gái mắc phải hội chứng hiếm gặp ở Nghệ An

    11:48, 28/08/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Báo động văn hóa ứng xử nơi công cộng

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Báo động văn hóa ứng xử nơi công cộng

    06:01, 28/08/2019

Điều khiến vị bác sĩ tự hào nhất trong suốt thời gian làm nghề là nhiều bệnh nhân khỏi bệnh và không có bất kì sai sót gì trong quá trình chữa trBởi lẽ quá trình chữa bệnh không phải 1 ngày, 2 ngày mà chặng đường có khi phải cả tháng, cả năm. Thành quả ngọt nhất luôn chờ đợi ở phía cuối con đường khi mà cả bác sĩ và người bệnh đã cùng nhau đi cả một chặng dài. Đó là khi nhiều bệnh nhân đang từ tàn tật, không thể đi lại được nay có thể đi làm, dùng sức lao động của mình kiếm ra tiền, nuôi sống bản thân và gia đình.

Là một bệnh nhân lặn lội từ quê Hưng Yên lên Hà Nội sau khi đi khám chữa nhiều nơi không khỏi chứng bệnh về cột sống, chị Nguyễn Thị Nga cho biết: "Tôi mới chữa bệnh ở đây được chục ngày mà đã thấy bệnh thuyên giảm. Ông là thầy thuốc giỏi, có tâm và rất liêm khiết, ông không đòi hỏi bệnh nhân một điều gì cả”.

Trong suốt mấy chục năm qua bác sĩ Chương đã dành trọn thời gian và tâm huyết để điều trị và chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân. Với ông, khi nào có sức thì vẫn làm việc, còn hy vọng ông trời cho sống được bao nhiêu thì còn giúp dân bấy nhiêu. Chưa bao giờ người bác sĩ già có ý định từ bỏ việc làm nhân đạo này. Nếu lỡ sau này có chuyện gì, ông sẽ giao phó công việc cho thế hệ sau. "Tôi còn con tôi, cháu tôi. Chúng nó đều học ngành Y, sẽ thay tôi tiếp tục duy trì phòng khám này!".

gff

Vị bác sĩ tâm niệm: "Còn sức khỏe, còn được cống hiến giúp người nghèo đó chính là niềm vui".

Dù đã ở tuổi mà nhiều người nghỉ ngơi, bác sĩ Chương vẫn hết lòng làm việc giúp đời. Ông tâm niệm: "Còn sức khỏe, còn được cống hiến giúp người nghèo đó chính là niềm vui".

Để góp phần chung tay xây dựng xã hội của chúng ta ngày càng tốt đẹp, Ban biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ” mong nhận được những ý kiến, bài viết của quý độc giả, học giả, chuyên gia về vấn đề trên.

Bài vở xin gửi về hòm thư nguoiviettute@dddn.com.vn

Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ.

Trân trọng cảm ơn.

Ban Biên tập.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Vị Tiến sĩ, Bác sĩ gần 30 năm khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO