Bitcoin liên tiếp bứt phá các mức đỉnh, tiền kỹ thuật số ảnh hưởng tới tài chính toàn cầu, cổ phiếu dẫn dắt thị trường, cho vay qua quỹ DNNVV, ngân hàng hướng chuẩn mới....là tâm điểm tuần qua.
1. Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ hạ lãi suất điều hành
Nửa đầu năm 2021, có thể NHNN sẽ hạ lãi suất điều hành, chính sách tiền tệ sẽ duy trì trạng thái nới lỏng nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình gặp khó khăn.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
2. Cổ phiếu ngành dầu khí nổi sóng trước thềm 2021
Trong những ngày đầu năm mới cổ phiếu ngành dầu khí tiếp tục hút mạnh dòng tiền nhà đầu tư bởi kỳ vọng phục hồi trong năm 2021.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
3. Câu chuyện chính sách: Nhà băng với chuẩn Basel III
Basel III là khuôn khổ quản trị rủi ro với những tiêu chí chặt chẽ hơn, được Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel (BCBS) công bố năm 2010. Mục tiêu của chuẩn mới là đối phó với khủng hoảng tài chính, nâng cao tính bền vững của hệ thống ngân hàng, góp phần ngăn ngừa những tổn thất hệ thống có thể xảy ra trong tương lai. Mặc dù Basel III sẽ giúp các ngân hàng phát triển bền vững hơn, nhưng các chuyên gia cho rằng, với quy mô của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, việc triển khai nên “lựa cơm gắp mắm”.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
4. Mục tiêu tín dụng ngành ngân hàng trong 2021 thế nào?
Tại Chỉ thị 01-CT/NHNN, Thống đốc NHNN đã chỉ rõ các mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của ngành Ngân hàng năm 2021. Trong đó, tăng trưởng tín dụng khoảng 12%. Theo giới chuyên gia, tăng trưởng kinh tế sẽ phục hồi mạnh trở lại năm nay. Bởi thế, mục tiêu tăng trưởng tín dụng nên được điều hành linh hoạt để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
5. Bitcoin vượt đỉnh, tiền kỹ thuật số nóng bỏng
Trong năm 2020, rất nhiều yếu tố mới đã tạo lực đẩy khiến bitcoin tăng “phi mã” lên tới 42.000 USD, giúp thị trường tiền ảo lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD. Giá Bitcoin đã tăng hơn 340% trong 12 tháng vừa qua.Tuy nhiên, ngay lập tức sau khi lập đỉnh 42.000 USD, bitcoin đã liên tục điều chỉnh giảm, khiến toàn thị trường mất 150 tỷ USD.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
6. Cuộc đua CBDC và sự tác động đến nền tài chính toàn cầu
Đến nay, có tới 80% Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã và đang bắt đầu tích cực nghiên cứu, học tập, thử nghiệm việc áp dụng CBDC. Theo đó, CBDC bắt đầu được coi là một công cụ thích hợp để sửa chữa hệ thống tài chính như cải thiện tài khoản ngân hàng, thay đổi hoàn toàn nền tài chính truyền thống, định hình lại nền kinh tế thế giới, thay đổi quan niệm về tiền và cách sử dụng phi tiền mặt...
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
7, Quỹ DNNVV: Chính sách, rào cản và giải pháp
Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý của hoạt động cho vay trực tiếp, nhằm đa dạng thêm các kênh tiếp cận nguồn vốn và hỗ trợ tối đa cho cộng đồng DNNVV tại Việt Nam.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
8. Dậy sóng lợi nhuận Bancassurance
Kênh bancassurance ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng doanh thu phí dịch vụ cho các ngân hàng. Cụ thể, trong tháng 11-12/2020, có hai hợp đồng bancassurance độc quyền lớn được ký kết giữa ACB và SunLife Việt Nam; Vietinbank và Manulife.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
9, “Cơn co giật” vàng đã dứt
Sở dĩ giá vàng giảm mạnh là do Quốc hội Mỹ đã chính thức xác nhận ông Biden chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ. Đặc biệt, đảng Dân chủ kiểm soát cả lưỡng viện Quốc hội Mỹ, giúp ông Biden sẽ “xuôi chèo mát mái” trong việc điều hành nước Mỹ, nhất là việc tung ra các gói kích thích kinh tế tiếp theo, cũng như các giải pháp chặn đứng dịch bệnh để cứu nền kinh tế Mỹ thoát khỏi suy thoái. Điều này đã đẩy USD tăng mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác, khiến vàng chịu áp lực điều chỉnh mạnh.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
10. Tài chính đa chiều: Khi F0 phong Fn “kém tắm”
"Kém tắm" - từ lóng trong tiếng Việt đường phố chỉ những ai chậm chân, đang được nhiều nhà đầu tư mới (F0) dùng để ám chỉ về sự thận trọng "không cần thiết" của các nhà đầu tư kỳ cựu (Fn).
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY