Doanh nghiệp

Điện mặt trời mái nhà: Cần minh bạch sản lượng công suất đấu nối, lắp đặt

Phương Thanh 03/09/2024 03:31

Cần công bố biểu đồ phụ tải điện quốc gia lên cổng thông tin điện tử để các bên tham gia vào giao dịch, mua bán, nắm rõ được thông tin và chính sách phù hợp với biểu đồ phụ tải.

Đây là chia sẻ của TS Cao Anh Tuấn – Chuyên gia độc lập về thị trường điện với Diễn đàn Doanh nghiệp.

Thưa ông, dự thảo về điện mặt trời mái nhà mới đây có đề xuất tăng công suất điện mặt trời so với mục tiêu của Quy hoạch điện VIII, ông có góp ý nào về việc mở room này?

Tôi cho rằng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển nền kinh tế và nhu cầu xanh hóa của doanh nghiệp thì nhất định cần nới room công suất điện mặt trời (ĐMT) mái nhà. Nới room công suất cho ĐMT mái nhà so với mục tiêu 2600 MW trong Quy hoạch điện VIII là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, cần làm rõ sản lượng giữa yêu cầu của ĐMT mái nhà cho cơ chế Private DPPA.

Ông Tuấn
TS Cao Anh Tuấn – Chuyên gia độc lập về thị trường điện

Hiện nay trong Nghị định số 80/2024/NĐ-CP Quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (ĐVPĐ NLTT) với khách hàng lớn (KHL), cơ chế DPPA cho Priviate line được đề cập trong Chương II điều 6, chỉ nêu yêu cầu từ phía Khách hàng lớn có công suất tiêu thụ hàng tháng tối thiểu lớn hơn 200.000kWh/tháng, tuy nhiên cần làm rõ về yêu cầu về công suất tối thiểu nguồn phát (Generator - ĐVPĐNLTT) là bao nhiêu để được tham gia cơ chế DPPA. Quy hoạch điện VIII không nêu rõ cơ sở giới hạn 2.600MW phân bố cho ĐMT, vì vậy cần làm rõ mức tổng công suất này áp dụng cho Solar Farm/DPPA RTS/ RTS tự sản tự tiêu dựa trên cơ sở tính toán vận hành hệ thống điện hay kịch bản vận hành tương lai như thế nào?

Việc tăng room công suất sẽ ảnh hưởng đến các nguồn phát khác, điều này có thể cân đối được, thưa ông?

Tôi cho rằng hoàn toàn có thể đáp ứng được mà không ảnh hưởng đến các nguồn năng lượng khác bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, từ bất cập do nguồn cung của nhiệt điện than, hiện nay trong QHĐ VIII, có một số các nhà máy nhiệt điện than đang có nguy cơ bị trượt tiến độ, không khả thi do chủ đầu tư tư nhân ko không thu xếp được vốn, ngân hàng không hỗ trợ cho vay theo chính sách Netzero 2050, COP26 do đó có thể chuyển đổi quota công suất các nhà máy điện than trượt tiến độ, không khả thi sang ĐMT (Song Hau 2, Nam Định,…). Chẳng hạn như;

TmaxNDThan = 6500h or 6000h (phương án thấp) = 4 Tmax trung bình ĐTM (1500h). Do đó Pcông suất thêm của ĐMT = 4 * P nhà máy điện than.

(có xem xét đến các điều kiện vận hành tải tối thiểu lúc giữa trưa khi ĐMT phát tối đa và chế độ vận hành các nhà máy điện trong hệ thống (khí, LNG tương lai, thủy điện..), cân bằng hệ thống, quá tải đường dây,… để tính toán lựa chọn công suất ĐMT.

Thứ hai về điện gió trên bờ,chuyển bớt phần quy hoạch công suất gió sang ĐMT tự sản tự tiêu (do hiện tại gió có khoảng 4GW (2022), đến năm 2030 quy hoạch thêm 18GW để có tổng 22GW. Tuy nhiên điện gió trên bờ, gần bờ có nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện dự án do suất đầu tư cao khoảng 1-1.2 triệu USD/1MW, còn mặt trời là 0.5 triệu USD/1MW, giá bán điện gió cũng cao hơn từ 8-8.5cent trong khi ĐMT là 6.5 cent và ĐMT không chiếm nhiều diện tích đất nếu áp mái).

Mặt khác, công suất điện gió tăng thêm cho giai đoạn 2023-2030 là 18GW trong khi công suất tăng thêm ĐMT mái nhà chỉ là 2.6GW (gấp gần 6.5 -7 lần). Thế nhưng, hiện nay một loạt các dự án điện gió đang chững lại do giá đất đền bù cao (do luật đất đai mới áp dụng từ tháng 8 -2024, giá đền bù bằng giá thị trường không phải bằng giá quy định bởi nhà nước trong chu kì 5 năm), xem xét nâng tỷ lệ mua ĐMT lên 15% hoặc 20% cho cả 2 vùng Bắc Nam (thay vì 10% cho miền Nam và 20% cho miền Bắc như các bản dự thảo hiện tại)vì phần điện năng lúc giữa trưa từ 12h:00 – 13h:00 (1h) là khoảng 13%. Tuy nhiên nếu xét thời gian nghỉ trưa dài hơn là từ 12h:00 đến 13h:30 (1h30p), điện năng phát ra là khoảng 19.5%.Do đó đề xuất chính sách ĐMT tự sản tự tiêu sẽ mua lại khoảng 15% tổng lượng điện năng trong một ngày là hợp lý và cân bằng cho cả hai miền Bắc, Nam. Tôi cho rằng tăng giá mua ĐMT lên 1.300vnd/1kWh dựa trên các cơ sở,với chi phí bán trung bình cho khu công nghiệp ở đường dây 22kV là 1.700 vnd/1kWh (24h), hoặc cao hơn khoảng 2.000vnd/1kWh (trung bình từ 8h:00 đến 17h00).

Với ĐMT tự sản tự tiêu, EVN có thể mua sản lượng thừa từ một nhà máy và cho một nhà máy ngay bên cạnh trong khu công nghiệp mà không tốn phí truyền tải (khoảng 263,87vnd/1kWh). Vì chi phí mua điện trung bình của EVN là 2090vnd/1kWh (2023), phí truyền tải, điều hành, phân phối (theo chi phí DPPA) (dự kiến là 350-400vnd/1kWh đã tính đến phần lợi nhuận của EVN trong các khâu truyền tải, phân phối, điều hành, in bill.), vậy việc thu mua lại với giá 1.300d/1kWh vẫn đảm bảo lợi ích, lợi nhuận của EVN.

Với định hướng đến năm 2030 (tổng Công suất 150GW), tỷ lệ NLTT đạt khoảng 30.9-39.2% bằng khoảng 45GW-60GW, trong đó Điện gió trên bờ khoảng 21.8GW, ĐMT 12.836GW, (tập trung 10.236GW và RTS tự sản tự tiêu 2.6GW) và đến năm 2050 (tổng công suất 490-573MW), tỷ lệ NLTT đạt khoảng 67.5-71.5%.

Trước những bất cập trên, các nhà máy điện gió đang có nguy cơ bị vỡ quy hoạch do giá đầu tư cao, giá đền bù đất cao dẫn đến giá điện cao chưa được EVN chấp nhận mua, do đó tôi kiến nghị chuyển bớt phần công suất này sang ĐMT tự sản tự tiêu.

Góp ý cho thị trường điện ở Việt Nam được phát triển ổn định, ông có những ý kiến nào cần đề xuất?

Tham khảo kinh nghiệm từ nước Đức về kinh nghiệm điều hành thị trường có tỷ lệ Năng lượng tái tạo (NLTT) cao, hơn 55% tỷ lệ điện năng từ NLTT (2023), và đạt mục tiêu 80% điện năng từ NLTT vào năm 2030, do đó khuyến nghị chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ nước Đức về điều hành thị trường điện và kinh nghiệm phát triển.(Hiện tại ở nước ta NLTT có khoảng 21GW/84GW tổng công suất lắp đặt, chiếm khoảng 25% công suất lắp đặt và 13% tổng điện năng cung cấp).

Anh ĐMT
Với ĐMT tự sản tự tiêu, EVN có thể mua sản lượng thừa từ một nhà máy và cho một nhà máy ngay bên cạnh trong khu công nghiệp mà không tốn phí truyền tải.

Do đó cần cho phép thuê bên thứ 3 vào đầu tư ĐMT mái nhà và bán lại cho chính chủ ĐMT mái nhà của nhà máy đó. Do hiện tại các nhà máy trong khu chế xuất không có kinh nghiệm về ĐMT, cũng như các chính sách không rõ ràng, đẫn đến lúng túng trong việc đầu tư ĐMT mái nhà. Tôi đề xuất Bộ Công Thương cho phép các chủ đầu tư cho bên thứ 3 vào thuê mái và đầu tư cung cấp ĐMT cho chính doanh nghiệp đó theo hình thức tự sản tự tiêu. Cụ thể như cho phép giao dịch, buôn bán ĐMT mái nhà tự sản, tự tiêu trong phạm vi một khu công nghiệp, khu chế xuất.

Cụ thể, ngoài EVN, cần nghiên cứu cho phép các doanh nghiệp đầu tư ĐMT áp mái có thể bán lại sản lượng nếu dư thừa cho doanh nghiệp liền kề trong khu công nghiệp (không làm tăng tải đường dây truyền tải, phân phối), từng bước đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh và xây dựng mô hình nguồn cấp microgrid (trong nội khu công nghiệp).

Ngoài ra cần xây dựng nguồn cung ứng trong nước cho hệ thống lưu trữ BESSvà có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xây dựng nguồn cung ứng cho lưu trữ dùng cho ĐMT mái nhà. Thực hiện được điều này sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm và tiết kiệm tiêu thụ điện của doanh nghiệp (vào giờ cao điểm), cũng như tích trữ ĐMT dư thừa. Dự thảo mới đây, Bộ Công Thương đưa ra chính sách hỗ trợ giá mua, bán điện trong trường hợp dự án có hệ thống lưu trữ, tôi cho là hoàn toàn phù hợp.

Trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điện mặt trời mái nhà: Cần minh bạch sản lượng công suất đấu nối, lắp đặt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO