Điều chỉnh chính sách visa, tin vui cho du lịch Việt

MINH CHÂU 06/04/2023 14:56

Mòn mỏi sau nhiều ngày tháng kiến nghị, du lịch Việt cuối cùng đã đón nhận tin vui từ việc điều chỉnh chính sách visa, nâng thời hạn thị thực cho du khách quốc tế.

>>Du lịch Việt đón nhiều tín hiệu khởi sắc

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp liên quan đến việc miễn visa đơn phương của Việt Nam cho công dân các nước và một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Theo đó, các thành viên Chính phủ nhất trí đề xuất Quốc hội cho phép cấp thị thực điện tử (e-visa) cho công dân của tất cả các nước và vùng lãnh thổ; nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực (visa) từ 15 ngày lên 45 ngày; đặc biệt, kéo dài thời hạn thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam từ 30 ngày lên tối đa 90 ngày, có giá trị một lần hoặc nhiều lần. Như vậy, du khách quốc tế đến Việt Nam có thể lưu trú tới 3 tháng và thoải mái ghé thăm các nước khác rồi quay lại Việt Nam mà không cần xin lại visa.

Ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch cho biết: Đề xuất này mở rộng visa cả “chiều rộng, chiều dài”, tức mở rộng diện cấp e-visa ra tất cả các nước và kéo dài thời gian lưu trú. Đây là bước tiến mới đáp ứng dần với nhu cầu của khách và quá trình hội nhập với quốc tế. Tổng cục Du lịch sẽ truyền thông về chính sách này khi được thông qua; đồng thời phối hợp với doanh nghiệp du lịch và Hiệp hội Du lịch để tạo dựng sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu cần của khách.

“Nếu được Quốc hội thông qua đây sẽ là cơ hội vàng để thu hút khách du lịch quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh của điểm đến Việt Nam so với các nước trong khu vực. Tôi tin chắc con số 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay chúng ta sẽ đạt được và thậm chí là vượt. Đây là mong muốn của các doanh nghiệp du lịch nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung", ông Thủy nhấn mạnh.

Visa không phải là giải pháp duy nhất để thu hút khách đến Việt Nam và nâng cao khả năng cạnh tranh của điểm đến nhưng là giải pháp hàng đầu.

Visa không phải là giải pháp duy nhất để thu hút khách đến Việt Nam và nâng cao khả năng cạnh tranh của điểm đến nhưng là giải pháp hàng đầu.

Theo chuyên gia du lịch, những nội dung mà Chính phủ thống nhất đề xuất Quốc hội trong kỳ họp tới liên quan đến visa đều đã được các bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch... đề xuất nhiều lần. Visa không phải là giải pháp duy nhất để thu hút khách đến Việt Nam và nâng cao khả năng cạnh tranh của điểm đến nhưng là giải pháp hàng đầu.

Thực tế, hiện nay, khách truyền thống (khách đoàn, qua các công ty bảo lãnh) đã giảm đi nhiều và khách có xu hướng tự apply e-visa để đi du lịch nước ngoài. Vì thế, khả năng vào Việt Nam của các nhóm lẻ rất cao, kể cả với các thị trường lớn, đó sẽ là một cuộc cách mạng.

Sự thay đổi cơ bản này của điểm đến Việt Nam là điều mà khách muốn thay đổi nhất để tạo điều kiện đi lại thuận lợi và cũng có thể giúp chúng ta lấy lại đà tăng trưởng như trước khi xuất hiện dịch Covid-19, thậm chí ngay trong năm sau chúng ta có thể đạt 20 triệu lượt khách quốc tế.

Để cộng hưởng với tin vui này, sắp tới, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa nhiều biện pháp kích cầu du lịch quốc tế, kích thích mua sắm, liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ để ngày càng tiến gần mục tiêu 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023.

iệt Nam chưa có một kế hoạch truyền thông, quảng bá, xúc tiến mang tính tổng thể.

Việt Nam cần có một kế hoạch truyền thông, quảng bá, xúc tiến mang tính tổng thể.

>>Tín hiệu khởi sắc từ thị trường du lịch Trung Quốc

Hiện nay Việt Nam chưa có một kế hoạch truyền thông, quảng bá, xúc tiến mang tính tổng thể. Chúng ta đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế, 110 triệu lượt khách nội địa; tổng thu du lịch đạt 650.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chúng ta chưa “chốt” được tổng mức đầu tư cho xúc tiến, quảng bá là bao nhiêu, nguồn kinh phí từ đâu, đơn vị nào thực hiện, thực hiện như thế nào... Tóm lại, cần phải có những giải pháp tổng thể để thu hút khách đến Việt Nam chứ không phải chỉ mở cửa là xong.

Mặt khác, ngành Du lịch cần thúc đẩy mức chi tiêu của khách quốc tế đến với Việt Nam. Đây chính là mục tiêu để chúng ta thu hút thêm ngoại tệ, từ đó giảm lạm phát trong nước và có dự trữ ngoại tệ, tăng ngân sách cho địa phương nói riêng và đất nước nói chung.

Bên cạnh đó, ngành Du lịch sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch, nhất là Hiệp hội Du lịch Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh về du lịch đưa khách đến với Việt Nam, đảm bảo yếu tố cần và đủ để khách đến khám phá.

Có thể bạn quan tâm

  • Thổi hồn văn hóa vào du lịch nông thôn

    01:00, 06/04/2023

  • Sức hút từ du lịch văn hóa

    14:21, 06/04/2023

  • Tín hiệu khởi sắc từ thị trường du lịch Trung Quốc

    02:00, 05/04/2023

  • Hợp tác truyền thông chặt chẽ vì sự phát triển của Du lịch Thủ đô

    08:03, 04/04/2023

  • Chuyển đổi số gắn với du lịch thông minh

    09:50, 03/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điều chỉnh chính sách visa, tin vui cho du lịch Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO