Điều hành kinh doanh xăng dầu: Mệnh lệnh hành chính hay thị trường

Diendandoanhnghiep.vn Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, trong điều hành kinh doanh xăng dầu, mệnh lệnh hành chính chỉ là giải pháp tình thế chứ không thể bền vững bằng mệnh lệnh thị trường.

>> Phải đảm bảo hoà lợi ích khi sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu

Vừa qua, cơ quan quản lý Nhà nước đã xử lý nghiêm trước tình trạng cây xăng đóng cửa, nhưng đây chỉ là là giải pháp tình thế nếu không giải quyết bài toán chi phí, thuế, tiến tới cơ chế thị trường, trong bối cảnh thực tế doanh nghiệp đang phải kinh doanh thua lỗ.

Cần phải trao thị trường xăng dầu về cho thị trường, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh bền vững

Cần phải trao thị trường xăng dầu về cho thị trường, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh bền vững (ảnh: Gia Thoả)

Tại Hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh, trong điều hành kinh doanh xăng dầu, mệnh lệnh hành chính chỉ là giải pháp tình thế chứ không thể bền vững bằng mệnh lệnh thị trường. Nên ở góc độ nào đó, cần phải trao thị trường xăng dầu về cho thị trường, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh bền vững. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng trong sửa đổi Nghị định lần này, tạo cơ hội cho doanh nghiệp muốn bán hàng, muốn cạnh tranh, muốn đầu tư, muốn phục vụ...

“Tôi nghe doanh nghiệp kể rằng, vài chục năm qua chưa bao giờ có chuyện lỗ vẫn phải bán, bỏ tiền nhà ra để duy trì bán hàng. Đó là khó khăn của doanh nghiệp”, ông Tuấn chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia tài chính đã phân tích những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong Dự thảo sửa đổi của Bộ Công Thương. Vị PGS cho rằng, việc điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu từ 10 ngày xuống 7 ngày là hợp lý, để mỗi tuần chúng ta đều có 1 kỳ điều chỉnh vào ngày thứ 5 giữa tuần và bất kể ngày thứ 5 đó là ngày nghỉ lễ hay tết đều thực hiện điều chỉnh. Còn giữa hai kỳ điều chỉnh, nếu giá xăng dầu có tăng đột biến trên 5% thì Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính sẽ thống nhất điều chỉnh ngay, điều này cũng phù hợp với trường hợp biến động như một số thời điểm trong năm 2022. Song, thời gian càng rút ngắn cũng gây khó khăn nhất định cho cơ quan quản lý, cho doanh nghiệp trong quá trình kiểm soát, thống kê hàng hoá.

Hay việc Bộ Công Thương không quy định mức chiết khấu tối thiểu cũng hoàn toàn hợp lý, vấn đề này tùy thuộc vào thực tế và quan hệ đàm phán giữa các doanh nghiệp; từ doanh nghiệp đầu mối với các khâu trung gian phân phối và các khâu trung gian phân phối tới các đại lý bán lẻ xăng dầu. Họ cần thực hiện đàm phán để đưa ra mức chiết khấu phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn, quá trình biến động.

“Tuy nhiên, Bộ Công Thương đề xuất các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu được phép lấy hàng từ nhiều nguồn khác nhau, điều này không thực sự phù hợp. Chúng ta đang coi xăng dầu là mặt hàng chiến lược, Nhà nước quản lý cả về số lượng, chất lượng, giá cả, vì thế khi muốn quản lý chất lượng thì không thể một lúc nhập từ 2-3 nguồn do đây là mặt hàng có thể pha trộn lẫn nhau.

Khi hàng hóa không đảm bảo và xác định được nhập từ đâu, chúng ta nên quy định doanh nghiệp bán lẻ chỉ được nhập từ một nguồn, nhưng họ có quyền thay đổi nhà cung cấp. Đặc biệt khi đề nghị thì chỉ trong vòng 3-5 ngày, các cơ quan quản lý phải đồng ý cho họ đăng ký chuyển đổi người cung cấp hàng. Như vậy, tính cạnh tranh của các trung gian phân phối sẽ cao hơn và sự lựa chọn của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cũng tốt hơn. Từ đó vẫn giữ mức ổn định để Nhà nước có thể kiểm tra được cả về chất lượng, số lượng và giá trị của từng doanh nghiệp”, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nói.

>> Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: Cần tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng

Bên cạnh đó, vị chuyên gia cũng đồng tình với đề xuất của Bộ Công Thương về thời gian điều chỉnh chi phí định mức rút xuống còn một quý một lần, trong trường hợp có biến động tăng giảm 5% trở lên sẽ điều chỉnh ngay.

Chủ tịch Hiệp hội đề xuất hai góp ý đó là: Thứ nhất, trong công thức giá cần phải tính toán đủ cho những lượng hàng mà Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp đầu mối tồn trữ đủ 20 ngày lưu thông (ảnh minh hoạ)

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, Nhà nước quản lý cả về số lượng, chất lượng, giá cả, vì thế khi muốn quản lý chất lượng thì không thể một lúc nhập từ 2-3 nguồn do đây là mặt hàng có thể pha trộn lẫn nhau

Việc thay đổi quy định này được rút ra từ bài học năm 2022, khi Nghị định 95 của Bộ Tài chính quy định sẽ có định kỳ 6 tháng điều chỉnh định mức chi phí xăng dầu một lần vào ngày 1/1 và 1/7. Với thời gian 6 tháng trong điều kiện thị trường ổn định là hoàn toàn bình thường, nhưng như biến động của năm 2022 thì không còn phù hợp nữa.

Có thể thấy, lĩnh vực xăng dầu nói riêng liên quan đến rất nhiều bộ ngành khác nhau, trong đó Bộ Công Thương là bên chịu trách nhiệm chính về xăng dầu, sản xuất công nghiệp, mua bán phân phối là thương nghiệp. Tuy nhiên xăng dầu có tính đặc thù nên Nhà nước quản lý toàn diện cả về giá cả, sản lượng và các yêu cầu khác, nên phải có sự tham gia của nhiều bộ ngành khác như Bộ Tài Chính, Bộ Tài nguyên & Môi trường,... Do đó, sửa đổi lần này chúng ta cần phải làm rõ trách nhiệm của các bộ ngành, để thị trường xăng dầu có thể hoạt động trôi chảy. Như vậy mới có thể hy vọng thị trường xăng dầu năm 2023 nói riêng và những năm về sau có thể bình ổn hơn, hoạt động tốt hơn, đáp ứng nhu cầu kinh tế của đất nước.

Về phía Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội đề xuất hai góp ý đó là: Thứ nhất, trong công thức giá cần phải tính toán đủ cho những lượng hàng mà Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp đầu mối tồn trữ đủ 20 ngày lưu thông. Vậy những hàng tồn kho 20 ngày lưu thông đó phải tiếp tục được tính giá trong giai đoạn điều chỉnh giá.

Thứ hai, là những chi phí do tính biến động của thị trường rất nhanh, cho nên chi phí đó phải cập nhật kịp thời.

Ở góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương khẳng định, tất cả những vấn đề đưa ra đều đang trong quá trình soạn thảo, trao đổi ý kiến để làm sao đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay.

Mỗi phương án lựa chọn đều có ưu và nhược điểm, nhưng khi lựa chọn thì phải chấp nhận. Việc làm chính sách thì phải hướng đến lâu dài và tôn trọng quy định khách quan, không chạy theo những vấn đề cục bộ, mang tính hiện tượng. Quan điểm của Bộ Công Thương và ban soạn thảo là thực sự lắng nghe, thực sự cầu thị để làm sao có thị trường xăng dầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát CPI, đảm bảo cuộc sống người dân và hoạt động của doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điều hành kinh doanh xăng dầu: Mệnh lệnh hành chính hay thị trường tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714295426 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714295426 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10